Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án. Thử nhìn một vòng quanh nhà xem nào, liệu bạn có bắt gặp cái bọc nho nhỏ tí hon này trên tường không nhé?

Chắc ai cũng từng thấy cái bọc này trên tường nhà đúng không?

Trông thì như một nhúm bụi, nhưng thực ra đây lại là một loại côn trùng cơ. Đó làkén của loài ngài vải, có tên khoa học nghe rất kêu - Tineola bisselliella. Và nhìn thì có vẻ vô hại, nhưng kỳ thực đây là một loài có thể gây ra khá nhiều rắc rối cho chúng ta.

Trước tiên, hãy cùng nhìn qua vòng đời của ngài vải một chút nhé:

                                                        Ảnh Billy Cipher)

Tất cả bắt đầu khi ngài mẹ đẻ trứng. Mỗi lần sinh sản thì lại có 100 – 400 quả trứng nhỏ xíu, chỉ nhỏ cỡ 0,5mm một quả. Tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường mà trứng sẽ nở sau 4 – 10 ngày, trở thành ấu trùng ngài vải với hình dạng như một con sâu.

Đây cũng là giai đoạn mà chúng trở nên phá hoại nhất, bởi thức ăn của chúng chính là các sợi vải từ khăn, thảm hay quần áo của chúng ta.

Thỉnh thoảng trên quần áo của bạn lại bỗng dưng xuất hiện những chỗ thủng không biết từ đâu mà có? Đúng thế, do bọn ngài vải mà ra đấy.

Ngài vải hấp thụ nước bằng cách ăn các hạt nước li ti trong không khí.

Ngài vải không thể uống nước theo cách thông thường, mà hấp thụ nước bằng cách ăn các hạt nước li ti trong không khí. Do vậy chúng ưa những nơi ẩm thấp và đặc biệt bị hấp dẫn bởi các vết thức ăn, đồ uống hay mồ hôi dính trên quần áo.

Ấu trùng ngài sau khi đủ lớn, gặp điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ bắt đầu tạo kén để trú ngụ, chuẩn bị cho màn "comeback" hoành tráng – tức là hóa thành ngài trưởng thành. Chúng ta thường để ý tới ngài vải khi chúng bước vào giai đoạn này - khi chúng không còn bận rộn tìm kiếm thức ăn nữa.

Chính vì thế, ta ít khi thấy ngài vải di chuyển, và nếu đi cũng rất chậm, bởi bây giờ mục đích lớn nhất là ngụy trang thật tốt để có một chỗ trú thân yên ắng và an toàn.

Tiếp nối giai đoạn này, ấu trùng có thêm cánh, rời kén và bắt đầu cuộc đời với hình dạng mới – một số nơi còn gọi đó là con nắc nẻ. Ngoài việc gây ngứa, ngài vải ở dạng biến thái này gần như không gây hại, không còn ăn sợi quần áo nữa.

Tuy nhiên, chúng là các bậc phụ huynh tương lai của ấu trùng ngài vải, nên hãy tiêu diệt chúng nếu có thể nhé.

 

Vào giai đoạn này thì chúng không còn bận rộn tìm thức ăn nữa.

Nếu chúng có hại như vậy, có cách gì để tiêu diệt chúng không?

Thật ra trong nhiều trường hợp, số lượng ngài vải ít thường không gây ra thiệt hại gì đáng kể nên chúng ta cũng không cần quá lo lắng.

Còn nếu bạn thường xuyên gặp phải những lỗ thủng trên quần áo và cảm thấy khó chịu, có thể khắc phục bằng cách vệ sinh nhà cửa, giữ quần áo khô và sạch sẽ, hút bụi thường xuyên, làm sạch tủ quần áo theo định kì... Vừa đơn giản mà lại hiệu quả, không chỉ phòng chống ngài vải tác oai tác quái mà còn tránh được gián, mối và nấm mốc nữa.

                                                                                                                                                                                                                                                                                               (www.khoahoc.tv)

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 3303
Lượt truy cập: 14960514