Vi-Rut Zika và cách kiểm soát nơi sinh sản của muỗi

Giới thiệu Trong lịch sử, muỗi đã truyền một số bệnh gây nguy hiểm chết người. Chúng đóng vai trò là véc-tơ truyền bệnh sốt rét, West Nile “Tây sông Nile”, sốt xuất huyết, chikungunya, điều này làm muỗi trở thành một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới. Thống kê trên toàn cầu, riêng bệnh sốt rét được cho là nguyên nhân gây ra cái chết cho hơn 600,000 người mỗi năm, hầu hết trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi. Gần đây nhất là sự bùng phát bệnh do Vi-rút Zika, một căn bệnh lây truyền khác do muỗi gây ra đã trở thành tâm điểm chính ở hầu hết các quốc gia. Với số trường hợp mắc bệnh được xác nhận ở Châu Mỹ ngày một gia tăng, nhu cầu của cộng đồng trong vấn đề kiểm soát muỗi đang lan rộng hơn bao giờ hết.

                                                            Hình 1: Muỗi Aedes Aegypti trưởng thành

Bệnh do vi-rút Zika (Zika)

Bệnh Zika do một loài vi-rút mới được truyền do muỗi, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng ngừa bệnh. Bệnh chủ yếu lây lan qua các vết chích của những con muỗi Aedes đã nhiễm vi-rút Zika, đây cũng chính loài muỗi trung gian truyền các bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết và sốt chikungunya. Triệu chứng bệnh thường nhẹ, nhưng việc nhiễm vi-rút Zika trong thời kỳ mang thai có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm cả chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chúng còn liên quan đến biến chứng thần kinh nghiêm trọng khác như bệnh đa rễ dây thần kinh – một hội chứng tổn thương thần kinh có thể gây liệt.

Năm 1947, Vi-rút Zika lần đầu tiên được phát hiện và cô lập từ một con khỉ Rhesus bị mắc bệnh sốt vàng da, ở khu rừng tên Zika của Uganda. Tuy nhiên, đến năm 1952 thì những trường hợp nhiễm vi-rút Zika của người mới được phát hiện. Năm 2007, một đại dịch do nhiễm vi-rút Zika được ghi nhận ở đảo Yap và Guam, liên bang Micronesia. Trong năm 2013-2014, nhiều vụ đại dịch cũng được ghi nhận ở một vài quần đảo thuộc Thái Bình Dương. Đến tháng 5/2015, vi-rút Zika đã được ghi nhận ở Brazil và một số quốc gia ở Nam và Trung Mỹ, và cả vùng Caribê. Chỉ 8 tháng sau, các khu vực của Brazil được báo cáo ghi nhận với gần 30.000 trường hợp nhiễm bệnh. Hiện nay, vi-rút Zika đã lan rộng khắp Brazil, và tiếp tục lây lan khắp Châu Mỹ cũng như Châu Đại Dương và các quần đảo của Thái Bình Dương. Tại Mỹ, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã xác nhận sự có mặt của vi-rút Zika ở 42 bang nhưng không có trường hợp lây nhiễm do muỗi nào ở địa phương được báo cáo cho đến tháng 4/2016.

Các trung gian truyền vi-rút Zika

Vi-rút Zika lây lan sang người chủ yếu bởi vết cắn của những con muỗi thuộc chi Aedes bị đã bị nhiễm vi-rút trước đó, chúng cũng truyền những bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết và sốt chikungunya.

Muỗi gây bệnh sốt vàng da – Aedes Aegypti, là loài muỗi có kích cỡ trung bình, có chiều dài khoảng 4 - 7mm. Nó có thể được nhận dạng bởi lớp vảy trắng xếp thành hàng trên bề mặt lưng của vùng ngực, có hình dạng như cây đàn violin hay đàn lia. Bên cạnh đó, chân sau có dải vảy trắng trông như các đường sọc. Loài muỗi này cũng là trung gian chính truyền bệnh vi-rút Zika, hiện tại chúng có mặt ở Mỹ. Chúng thích hút máu người hơn là các loài động vật khác. Như tên gọi phổ biến, loài muỗi này cũng là trung gian chính truyền bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết và sốt chikungunya. Đây là loài muỗi vùng nhiệt đới, chúng phát triển mạnh ở điều kiện ấm, ẩm ướt đặc trưng của vùng Nam Mỹ.

Muỗi hổ châu Á - Aedes albopictus, có kích cỡ trung bình (chiều dài từ 2 – 10mm), có những đặc điểm tương tự giống với muỗi gây bệnh sốt vàng da. Có thể phân biệt sự khác nhau qua lớp vảy trên vùng ngực của con trưởng thành. Muỗi hổ châu Á có một có một dải vảy trắng nổi bật kéo dài từ giữa bề mặt lưng của vùng ngực, khác với hình dạng như đàn violin nhìn thấy trên muỗi gây bệnh sốt vàng da. Loài muỗi này có liên quan đến khả năng truyền vi-rút Zika đến các quốc gia khác và có thể tạo ra những nguy cơ tương tự như ở châu Mỹ. Chúng cũng có khả năng mang mầm bệnh của các loài vi-rút khác như sốt xuất huyết, viêm não tủy ngựa miền Đông (EEE). Loài muỗi này cũng đã thích nghi trong khoảng nhiệt độ lớn, có thể sống trong nhiệt độ lạnh hơn cả muỗi gây bệnh sốt vàng da. Điều này nhằm nói đến việc chúng có thể hoạt động ở những nơi có khí hậu ôn đới và phân bố rộng rãi ở châu Mỹ nhiều hơn cả muỗi gây bệnh sốt vàng da.

                             Hình 2: Sự phân bố của 2 loài muỗi Aedes Aegypti và Aedes albopictus ở Mỹ năm 2016

Hai loài muỗi này sống trong những điều kiện có liên quan trực tiếp đến con người, phần lớn là những nơi mà muỗi thích sinh sản. Chúng có thể được tìm thấy trong những nơi đọng nước trong thiên nhiên, hay các vật dụng của con người như hốc cây, bể nước cho chim tắm, hay những thùng nhựa để chim đẻ trứng…Chúng có thể hoàn thành vòng đời trong những nơi có lượng nước rất ít, chỉ khoảng nửa inch nước, vì thế mà bất kỳ vật dụng chứa nước nào cũng có thể là nơi có khả năng để chúng sinh sản. Sau khi hút máu, một con muỗi cái có thể khoảng 100-200 trứng (với chiều dài khoảng 0,5mm), theo những mảng nhỏ dọc theo nhiều điểm khác nhau. Trứng của chúng bám vào vách những nơi sinh sản, ngay vạch trên của mực nước. Sau những cơn mưa, mực nước dâng lên, làm ngập trứng và trứng có điều kiện nở. Nếu nơi sinh sản mà nước khô đi, trứng của chúng vẫn có thể sống sót trong 8 tháng hoặc nhiều hơn. Ấu trùng phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ, nhưng cả hai loài này đều có thể hoàn thành vòng đời, đến tuổi trưởng thành chỉ sau 7 ngày trong điều kiện lý tưởng.

Mặc dù vi-rút Zika và các loài vi-rút tương tự khác lây truyền qua những loài muỗi này là ở mức thấp, tuy nhiên để ngăn ngừa bị chúng cắn và hút máu, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã kiến nghị sử dụng các chất đuổi côn trùng đã được đăng ký của EPA có chứa các thành phần hoạt chất như DEET, picardin, tinh dầu bạch đàn chanh (OLE), hay IR3535 để bôi lên da theo hướng dẫn sử dụng của nhãn.

                                                             Hình 3: Muỗi Aedes albopictus trưởng thành.

Cách kiểm soát

Để kiểm soát nơi sinh sản của muỗi bao gồm 3 bước tiếp cận cơ bản: kiểm tra và theo dõi, loại bỏ nơi sinh sản và kiểm soát bằng hóa chất. Khi thực hiện đúng, qui trình tổng hợp này có thể mang lại hiệu quả và duy trì việc kiểm soát muỗi trong một khu vực nhất định bằng cách loại bỏ những nơi sinh sản và giảm thiểu số lượng muỗi trưởng thành. Các thông tin sau sẽ hướng dẫn chúng ta thực hiện 3 bước trong qui trình này khi kiểm soát loài muỗi Aedes Aegypti và loài muỗi hổ châu Á. Cả hai loài muỗi này đều đặc biệt phù hợp với những đặc điểm kiểm soát ở địa phương của những chuyên gia kiểm soát dịch hại bởi vì xu hướng của muỗi sinh sản ở những khu vực liên quan đến điều kiện sống của con người, cùng với đó là khoảng cách di chuyển của chúng không quá 100 mét tình từ nơi sinh sản.

Dấu hiệu tốt nhất để xác nhận sự hiện diện của muỗi là sự hiện diện lăng quăng ở những nơi mà chúng sinh sản. Có thể bắt đầu bằng những nơi đọng nước mà muỗi có thể để trứng như chậu rộng, bể nước cho chim tắm, đồ chơi ngoài trời của trẻ, những vật chứa nước cho vật nuôi, hốc cây…Sau đó, có thể nhìn bằng mắt về sự hiện diện của lăng quăng ở những nơi này. Nếu quá tối để kiểm tra bằng mắt, có thể sử dụng các vật hút để hút các mẫu nước này ra để kiểm tra. Các dụng cụ bẫy muỗi cùng là một thiết bị giám sát hiệu quả sự hiện diện của muỗi ở khu vực đó. Các bẫy này đơn giản là những vật chứa một ít nước, được thiết kế tương tự như những nơi mà muỗi ưa thích đẻ trứng để thu hút chúng. Loại bẫy này có thể dễ dàng được làm bằng cách đặt một cái que đè lưỡi trong cái bình hay cái ly nhựa nhỏ, đổ một phần nước vào đó. Đục một lỗ nhỏ ngang dụng cụ này để ngăn ngừa khi mực nước dâng cao. Cái que nên được kiểm tra mỗi ngày để ghi nhận sự hiện diện của trứng. Một lưu ý quan trọng là nếu bẫy không được kiểm tra thường xuyên có thể trở thành nơi sinh sản lý tưởng cho muỗi. Vì vậy, nên đặt chúng ở những nơi có ánh sang mặt trời hoặc cần được dọn đi nếu không được kiểm tra mỗi ngày.

Giảm thiểu nguồn phát sinh bằng cách tập trung loại bỏ các nơi sinh sản của muỗi. Những nguồn sinh sản của muỗi có thể được tìm thấy chủ yếu là các vật dụng ở phía sau nhà. Nếu nước tồn đọng ở những vật chứa này khoảng 7 ngày liên tiếp, muỗi hoàn toàn có thể hoàn thành chu kỳ phát triển và chính những vật chứa này tiếp tục là nơi tiềm ẩn cho muỗi sinh sản. Thường xuyên kiểm tra các vật dụng như chai lọ cũ, thùng chứa, lốp xe cũ mà chúng có thể đọng nước và loại bỏ chúng khi có thể. Lật úp lại các vật dụng có thể chứa nước nếu không thể vứt bỏ sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của muỗi từ những ấu trùng của chúng.

Kiểm soát bằng hóa chất ở những nơi sinh sản của muỗi đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số lượng ấu trùng và muỗi trưởng thành trong một khu vực nhất định. Những hóa chất có thể sử dụng để tác động vào giai đoạn ấu trùng của muỗi được biết đến như thuốc diệt lăng quăng, trong khi những hóa chất để kiểm soát muỗi trưởng thành như thuốc diệt muỗi. Những thuốc diệt lăng quăng chứa các hoạt chất methoprene hay Bacillus thuringiensis israelensis (Bti) có thể được dùng để bỏ trực tiếp vào các vật đọng nước. Methoprene là chất điều chỉnh tăng trưởng côn trùng, chúng không diệt ấu trùng nhưng ngăn ngừa được sự phát triển của chúng thành muỗi trưởng thành. Bti là một loài vi khuẩn, sản sinh ra những độc tố gây chết với ấu trùng muỗi khi chúng nuốt phải. Thuốc diệt muỗi có thể được sử dụng trong máy phun áp suất dạng sương để tiêu diệt những con muỗi trưởng thành ở những khu vực mà chúng thường nghỉ ngơi như bụi rậm, các khu vực cỏ rậm rạp, các hóa chất này có những thành phần diệt côn trùng tồn lưu trên bề mặt. Việc áp dụng phương pháp phun sương cho hóa chất vẫn còn tồn lưu vào mặt dưới lá hay các bụi cỏ rậm rạp hiệu quả hơn là dùng bình phun dạng khí nén. Sử dụng cẩn thận đối với các loài thực vật đang nở hoa mà chùng cần côn trùng trong quá trình thụ phấn. Bề mặt tường, bên dưới các gầm bàn, gầm sàn cũng cần được xử lý, vì chúng cũng có thể là nơi nghỉ ngơi và trú ẩn của các loài muỗi. Luôn luôn đọc và làm theo sự hướng dẫn của nhãn hóa chất.

 

Bảo vệ cá nhân

Việc kiểm soát muỗi đòi hỏi các chuyên gia kiểm soát dịch hại phải gắn liền thời gian ở những nơi có sự hoạt động của muỗi, điều này làm gia tăng nguy cơ bị muỗi cắn. Mặc dù vi-rút Zika và các loài vi-rút tương tự khác lây truyền qua những loài muỗi này là ở mức thấp, tuy nhiên để ngăn ngừa bị chúng cắn và hút máu, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã kiến nghị sử dụng các chất đuổi côn trùng đã được đăng ký của EPA có chứa các thành phần hoạt chất như DEET, picardin, tinh dầu bạch đàn chanh (OLE), hay IR3535 để bôi lên da theo hướng dẫn sử dụng của nhãn. Kem chống nắng cũng có thể được sử dụng để bôi lên trước khi dùng các loại kem chống muỗi này.

                                                                                                                                  Theo: Lê Tuấn Trung- Kỹ thuật viên PestMan

 

 

 

 

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 6815
Lượt truy cập: 14887316