Xu thế mới về kiểm soát sinh vật gây hại trong ngành công nghiệp thực phẩm
Nếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, hẳn bạn sẽ không mấy xa lạ với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm (ATTP) như ISO 22000: 2005, HACCP, AIB, BRC, HALAL, vv… Việc áp dụng các tiêu chuẩn này là một phần tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế, giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ đó sẽ có thể cung cấp hàng hóa vào các thị trường đầy tiềm năng này.
Một điểm mấu chốt trong việc thực hiện các tiêu chuẩn như ISO 22000: 2005, HACCP, AIB, BRC, HALAL, vv… một cách thành công hay không đó là việc kiểm soát sinh vật gây hại. Điển hình như trong tiêu chuẩn AIB, có 2 trong số 5 hạng mục chính liên quan chặt chẽ đến việc kiểm soát sinh vật gây hại. Trong tiêu chuẩn BRC Food Safety Standards phiên bản số 7, mục 4.14 kiểm soát sinh vật gây hại được xem là một trong những điều kiện tiên quyết, giúp hỗ trợ tất cả các bước còn lại trong toàn bộ tiêu chuẩn.
Để thực hiện việc kiểm soát sinh vật gây hại tốt nhất và thuận lợi nhất, chương trình kiểm soát dịch hại toàn diện (IPM) đã ra đời.
Chương trình quản lý sinh vật hại toàn diện (IPM) là gì & lợi ích của chương trình IPM
IPM ( Integrated Pest Management Program ) là chương trình kết hợp nhiều biện pháp, liên tục, bắt đầu bằng hoạt động kiểm tra, đánh giá tới kiểm soát và quản lý hoạt động của sinh vật gây hại để xác định, ngăn ngừa và loại bỏ các điều kiện có thể dẫn đến việc gia tăng hoặc duy trì sự cư trú của chúng nhằm hạn chế rủi ro sinh vật hại xâm nhập, làm bẩn thực phẩm, nguồn nước và nơi ở.
Các yêu cầu của chương trình IPM
Thực hiện một chương trình IPM đòi hỏi:
- Người quản lý về kiểm soát sinh vật hại phải hiểu biết cách nhận diện vấn đề về dịch hại và giáo dục cho nhân viên cách phòng ngừa.
- Kiểm tra và giám sát kỹ càng dịch hại cũng như các điều kiện thuận lợi cho dịch hại xâm nhập.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh và bảo trì cơ sở vật chất nhằm hạn chế nguồn thức ăn, nước uống và lối xâm nhập vào tòa nhà của dịch hại.
- Giáo dục cho toàn bộ những nhân viên liên quan để thực hiện đầy đủ tất cả các khía cạnh của IPM.
- Chỉ sử dụng hóa chất khi các biện pháp không dùng hóa chất không đủ để kiểm soát hợp lý, hoặc không hiệu quả.
Các lợi ích mà chương trình IPM đem lại
Các phương pháp kiểm soát và xử lý động vật và côn trùng gây hại thông thường chỉ xử lý riêng lẻ từng lần một, diệt côn trùng tức thời nhưng không ngăn chặn chúng trong tương lai. Tuy nhiên với chương trình IPM có thể mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
- Ngăn chặn việc xâm nhập của sinh vật hại không xảy ra, từ đó giảm thiểu khiếu nại, kiện tụng.
- Cắt giảm những chi phí không cần thiết (vì giảm lượng hóa chất sử dụng, giảm hư tổn).
- Bảo vệ danh tiếng & lợi nhuận cho công ty.
- Giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe cho nhân viên & sự lây nhiễm thuốc trừ sâu vào nguồn thực phẩm.
- Có lợi cho môi trường (vì ít sử dụng hóa chất ), ít làm ô nhiễm đến đất và nguồn nước.
- Lưu trữ các bằng chứng về kiểm soát sinh vật hại theo thời gian để dễ dàng quản lý, theo dõi cũng như tương thích với các tiêu chuẩn khác.
- Hỗ trợ đáng kể vào việc thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như AIB, BRC, HACCP,…
Do sự cần thiết cũng như những lợi ích mà chương trình IPM mang lại, có khá nhiều các doanh nghiệp hiện nay đã tìm hiểu và áp dụng áp dụng chương trình IPM vào quá trình sản xuất, phân phối và kinh doanh dịch vụ của mình.
Đừng đợi cho đến khi các loại sinh vật hại đe dọa công việc kinh doanh đầy tiềm năng của công ty bạn mới hành động. Hãy liên hệ ngay với PestMan để tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan đến chương trình kiểm soát sinh vật hại (IPM ) dành cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm.