TwitterPinterest
Thậm chí cả ở nhà, bạn chỉ muốn bật một chiếc đèn nhỏ, chộp một quyển truyện tranh hay tiểu thuyết để thư giãn, không lâu sau, hàng tá vị khách không mời sẽ vây quanh bóng đèn của bạn, tại sao lại vậy? Thật không may vì những nhà khoa học vẫn chưa thể có bất kỳ kết luận đơn giản nào để lý giải cho việc vì sao ngài, ruồi, thiêu thân, và nhiều loài côn trùng khác lại bị hấp dẫn bởi ánh sáng. Nhưng họ cũng đưa ra một số giả thuyết sau đây có thể rất hợp lý để giải thích cho hiện tượng này.
2 nhóm côn trùng
TwitterPinterest
Một trong những giả thuyết đó, những nhà khoa học gọi hiện tượng côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng là “phototaxis”, họ cho rằng côn trùng có thể chia thành 2 loại: Những côn trùng có xu hướng bay về phía ánh sáng gọi là nhóm côn trùng “tích cực quang” như bướm đêm (ngài), mối,...Ngược lại nhóm côn trùng “tiêu cực quang” sẽ thích bóng tối hơn và có xu hướng tránh xa ánh sáng điển hình là loài gián.
Những giả thuyết khác
TwitterPinterest
Một giả thuyết khác được khá nhiều người đồng tình, giả thuyết này cho rằng côn trùng nói chung luôn định hướng di chuyển bằng cách quan sát các nguồn sáng tự nhiên như Mặt Trời hay Mặt Trăng và giữ chúng ở một góc không đổi. Khi các ánh sáng nhân tạo (như bóng đèn) được bật lên các côn trùng cũng cố gắng giữa một góc không đổi với các ánh sáng này để bay theo. Không may cho các chú bọ, khi trời tối đèn bật khắp nơi khiến cho chúng lầm tưởng, không biết nên giữ nguồn sáng nào để làm phương hướng mà bay nên nếu để ý kỹ ta có thể bắt gặp những côn trùng vây quanh bóng đèn một cách rất bối rối và mất phương hướng.
Còn rất nhiều những giả thiết khác, ví dụ như một nhà khoa học đã lý giải việc côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng một cách vô cùng đơn giản. Thay vì bay trong bóng tối và cố gắng tránh khỏi các mối nguy hiểm tiềm ẩn thì ánh sáng sẽ giúp chúng thấy rõ ràng đường mà chúng bay. Và một số nhà khoa học khác thì cho rằng những côn trùng này lầm tưởng ánh sáng đèn với các bông hoa. Sao lại có thể như thế? Họ giải thích rằng đối với một số loài hoa, màu của chúng có khả năng phản xạ lại tia UV có trong ánh mặt trời và những loại này thường rất thu hút côn trùng, bên cạnh đó trong ánh đèn mà ta sử dụng ở nhà cũng có nguồn gốc là tia lửa điện UV vì vậy mà côn trùng “thích” vây quanh.
Mặc dù vẫn chưa có khẳng định khoa học nào cho vấn đề này,
Nhưng các bạn có đồng ý với những giả thuyết đó không? Vào những buổi hè nóng nực mà lại còn bật đèn sáng và bị côn trùng bâu quanh thì không vui lắm nhỉ, tốt nhất chúng ta nên tắt bớt đèn nếu không cần thiết, để vừa tiết kiệm điện mà cũng không bị quấy rầy nhé!
nguyentin