Phòng ngừa và diệt trừ kiến hôi

Kiến hôi có tên Latin: Tapinoma sessile, có mùi khó chịu, nhỏ, dài khoảng từ 2,4-3,3 mm,...

 

Kiến hôi

 

 

Hình dáng


Kiến hôi có mùi khó chịu, nhỏ, dài khoảng từ 2,4-3,3 mm, có màu nâu đậm hoặc đen với một đốt thắt bị che bởi bụng của chúng. Kiến hôi có ngực không đều khi nhìn từ bên hông. Đặc điểm nổi bật nhất của kiến hôi là mùi của dừa thối được phát ra khi cơ thể chúng bị nghiền nát.



Hành vi, chế độ ăn và thói quen



Tổ kiến hôi được tìm thấy trong rất nhiều tình huống. Bên trong các tòa nhà, chúng thường được tìm thấy làm tổ trong các bức tường hoặc dưới sàn nhà. Kiến hôi có thể xâm nhập vào các tòa nhà trong suốt mùa mưa. Chúng di chuyển theo hàng tạo thành các lối mòn, tìm thức ăn cả ngày và đêm.

Ngoài trời, kiến hôi thường ăn mật ngọt của các côn trùng như rệp. Bên trong nhà, chúng thích những đồ ăn ngọt nhưng cũng ăn thịt và mỡ.


Sinh sản


Tổ mới có thể được tạo ra theo hai cách. Thứ nhất là khi tổ sinh ra mối đực và mối cái có cánh, chúng bay ra khỏi tổ, sau đó con đực và con cái giao phối & thiết lập tổ mới. Bay phân đàn thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Cách thứ hai kiến hôi tạo tổ mới là khi một kiến chúa và các kiến thợ bỏ tổ chính và hình thành tổ mới của riêng mình.

Kiến hôi phát triển trải qua các giai đoạn từ trứng, ấu trùng và nhộng đến kiến hôi trưởng thành. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như nhiệt độ, nhưng thông thường vào khoảng tứ 34-83 ngày.

Bởi vì kiến hôi có xu hướng tìm thức ăn bên trong nhà, do đó chúng có thể dễ dàng làm ô nhiễm nguồn thực phẩm của con người. Mặc dù kiến hôi không chích đốt hay cắn, nhưng chúng lại là loại côn trùng gây hại lì lợm xuất hiện với số lượng lớn bên trong nhà.


Dấu hiệu của Kiến hôi



Dấu hiệu phổ biến nhất là những con kiến hôi thợ đang đi tìm thức ăn, hoặc kiến cánh bay phân đàn


Thông tin thêm


Kiến hôi là những kẻ cơ hội, chúng làm tổ cả trong nhà và ngoài trời. Trong nhà, con kiến có mùi có thể làm tổ ở các khe tường, gần lò sưởi, ống nước, dưới thảm, dưới sàn hoặc đôi khi đằng sau các tấm ván. Ngoài trời, kiến hôi làm các tổ cạn của chúng bên dưới đất cũng như trong các khúc gỗ, mùn, rác và dưới các hốc đá.

Giống như tất cả các loài kiến, kiến hôi sống theo đàn. Mỗi đàn có thể chứa hai hoặc nhiều kiến chúa và hơn 100.000 kiến thợ. Các kiến chúa này của trong tổ có thể tạo ra hàng ngàn kiến thợ và hàng trăm con kiến để sinh sản.

Kiến hôi kiếm thức ăn cả ngày và đêm. Ngoài trời chúng ăn mật ngọt từ rệp và rệp sáp. Khi nuồn cung cấp mật ngọt bị giảm vào mùa thu, chúng có thể di chuyển vào trong nhà để tìm thực phẩm. Trong nhà, chúng ăn thịt, thức ăn có đường, các sản phẩm sữa, bánh ngọt, rau nấu chín hoặc rau sống và nước ép trái cây.
Khi bị cảnh báo bởi một động vật săn mồi, kiến thợ sẽ di chuyển nhanh, thất thường và nâng bụng của chúng lên trời.


Mẹo ngăn ngừa và kiểm soát


Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa và loại bỏ kiến hôi khỏi nhà:
•    Thức ăn thừa và rơi vãi sẽ thu hút kiến hôi vào nhà
•    Giảm các điều kiện ẩm không cần thiết bằng cách sửa chữa những nơi bị rò rỉ nước
•    Các đống gỗ nên để xa nhà
•    Cắt tỉa các loại cây gần nhà để chúng không tiếp xúc với ngôi nhà


Nguồn: orkin

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 8530
Lượt truy cập: 15403402