Người Hà Nội khổ sở đối phó với muỗi

(Theo VnExpress) Những ngày gần đây, người dân sống ở phường Tứ Liên (Tây Hồ - Hà Nội) phải chịu nạn muỗi bùng phát mạnh. Cách đây vài năm đã từng có một đợt bùng phát tương tự, năm nay nạn muỗi còn trầm trọng hơn do môi trường ao tù nước đọng


Nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết từ muỗi


Muỗi xuất hiện nhiều khiến người dân đối diện với nguy cơ bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết dengue là bệnh do vector truyền qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh. Sốt xuất huyết dengue chủ yếu được truyền bởi một loại muỗi (Aedes aegypti), một loại muỗi có khả năng thích nghi rất cao. Bệnh có thể lan truyền thành dịch và trên diện rộng, đặc biệt vào mùa hè.
Dịch sốt dengue có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nếu muỗi Aedes aegypti vẫn hoạt động. Song nhìn chung độ ẩm và nhiệt độ cao là những điều kiện thuận tiện cho muỗi phát triển, làm tăng khả năng truyền bệnh.

Sốt xuất huyết dengue nặng là biến chứng dễ dẫn đến tử vong, thường tiến triển từ sốt dengue.

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết dengue là bệnh lưu hành quanh năm nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11. Trong năm 2013, đã ghi nhận khoảng 66.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết dengue và 42 trường hợp tử vong liên quan đến sốt xuất huyết dengue.


Những đối tượng nào làm lây truyền sốt xuất huyết dengue và sốt xuất huyết dengue nặng?


Virus dengue được truyền sang người qua vết đốt của muỗi cái (Aedes aegypti). Khi muỗi cái Aedes aegypti hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Sau khoảng 1 tuần, con muỗi đó có thể truyền virus khi đốt một người khỏe mạnh. Muỗi cái có thể bay xa tới 400 mét tìm dụng cụ chứa nước để đẻ trứng, nhưng thông thường chúng trú đậu quanh nơi ở của người.

Muỗi Aedes aegypti là loài hút máu vào ban ngày: thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và buổi chiếu tối trước hoàng hôn.

Virus dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi bị nhiễm virus và sốt có thể là nguồn truyền virus cho những con muỗi khác. Người bị nhiễm là người mang bệnh từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trong thời gian virus lưu hành và nhân lên trong máu của họ.

Aedes aegypti đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng và thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Cơ chế đó khiến Aedes aegypti là loài muỗi có khả năng gây dịch cao.


Muỗi Aedes aegypti sinh sản ở đâu?


Muỗi Aedes aegypti sinh sôi ở những khu vực có nhiều người (đô thị).

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng, v.v có nước đọng).

Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng. Trong suốt đời chúng, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Muỗi trưởng thành “thường” trú đậu ở những chỗ tối trong nhà (tủ, hốc, gậm giường, sau rèm). Ở những chỗ đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt, giúp chúng sống lâu hơn và khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và truyền cho người khác cũng tăng lên.


Cần làm gì để giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết dengue?


Biện pháp phòng bệnh tốt nhất ở những vùng có nhiều muỗi Aedes là loại bỏ nơi đẻ trứng của chúng – gọi là giảm nguồn lây. Giảm số lượng trứng, bọ gậy và lăng quăng sẽ giúp làm giảm số lượng muỗi trưởng thành và giảm sự lây truyền bệnh. Dưới đây là ví dụ về môi trường sống của muỗi:


Trong nhà


•    Bẫy kiến
•    Bình, lọ hoa và đĩa hứng nước
•    Thùng trữ nước (nước ăn, nhà tắm, v.v)
•    Thùng nhựa đựng nước
•    Chai lọ


Ngoài trời


•    Chai lọ và lon phế thải
•    Lốp xe hỏng
•    Dụng cụ chứa nước nhân tạo
•    Hốc cây, vũng nước, công trường xây dựng
•    Thùng hứng nước mưa
•    Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ cây
•    Nách lá của nhiều loại cây
•    Thuyền, trang thiết bị


Các dụng cụ chứa nước mưa hoặc chứa nước sinh hoạt phải được đậy kín hoặc loại bỏ đúng cách. Những thùng chứa nước cần thiết không bỏ được thì phải thau rửa kỹ (để loại trừ trứng muỗi) ít nhất tuần một lần. Làm như vậy sẽ tránh không để trứng/ ấu trùng/nhộng phát triển thành muỗi trưởng thành.
Thực tế cho thấy sự tham gia của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết dengue. Nếu mỗi gia đình đều cố gắng làm giảm mật độ véc tơ truyền bệnh, tỷ lệ lây truyền sẽ giảm hoặc thậm chí chấm dứt.


Biện pháp bảo vệ cá nhân và hộ gia đình


Tự bảo vệ mình tránh bị muỗi đốt là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất, bằng cách giảm chỗ da hở cho muỗi đốt. Mặc quần dài, áo dài tay và dùng kem xua muỗi (có chứa DEET, IR3535 hay Icaridin) là những lựa chọn khả thi nhất.

 

Sử dụng rèm cửa ra vào và cửa sổ, và điều hòa nhiệt độ đều làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình. Ngủ màn (và/hoặc màn tẩm hóa chất diệt côn trùng) cũng là một biện pháp bổ sung để tránh bị muỗi đốt khi ngủ ban ngày, hoặc để tránh bị các loại muỗi khác đốt khi ngủ ban đêm (như muỗi truyền bệnh sốt rét). Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hay các bình phun thuốc diệt côn trùng khác đều có thể làm giảm hoạt động đốt chích của muỗi.

 

Ngoài ra, sự hỗ trợ của các chuyên gia kiểm soát côn trùng cũng sẽ góp phần hạn chế sự lan truyển của muỗi.

Nguồn: tổng hợp từ vnexpress & wpro.who.int

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 11912
Lượt truy cập: 15189302