Ngăn Ngừa Thiệt Hại Kinh Tế Vì Mối

Không chỉ có các công trình đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp như đập thủy điện, thủy lợi, các công trình mang giá trị văn hóa, lịch sử cũng đang đối diện với những thiệt hại kinh tế nhãn tiền vì mối.

 


 

01

 

Tháng Chín vừa qua, sự cố vỡ đập chứa nước Tây Nguyên ở Nghệ An đã khiến hàng trăm người dân phải sơ tán và gây ra các thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Nguyên nhân của sự cố được kết luận là do có tổ mối trong thân đập, khiến kết cấu con đập yếu đi, cộng với áp lực nước khiến đập bị vỡ. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các công trình mang lợi ích kinh tế về tầm quan trọng của việc ngăn ngừa nguy cơ của mối, tránh tối đa những thiệt hại có thể xảy ra do công trình bị mối phá hủy.

 

Những thiệt hại không đáng có

Khi con đập Tây Nguyên bị vỡ, nước trong hồ thoát ra gây ngập vùng hạ lưu đập, làm mất trắng khoảng 10 ha lúa mùa, ngô, một số diện tích ao cá; giảm năng suất 20 ha lúa do bị ngập lụt; sạt lở, hư hỏng 04 cống tiêu và một số đoạn đường ngõ xóm, khu dân sinh. Nguy cơ tương tự đang đe dọa hàng loạt công trình thủy điện, thủy lợi  khác tại Việt Nam như các hồ, đập chứa nước Đắc Uy (Kon Tum), Eacao, Đắc Minh (Đăk Lắk), Biển Hồ, Hoàng Ân (Gia Lai)…

 

Mối đe dọa tiềm tàng này đến từ các tổ mối trong lòng đập. Tổ của nhiều loài mối thông thường là các khoang rỗng lớn trong lòng đất, đường kính khoang tổ có thể tới hàng mét. Một tổ có thể có tới hàng trăm khoang. Tổng thể tích rỗng của một tổ mối có thể tới vài chục mét khối. Chính thể tích rỗng của tổ mối là nguyên nhân gây tác hại đối với các công trình thủy lợi bằng đất. Vào mùa lũ nước chảy qua thân đê, thân và nền đập theo hệ thống rỗng của tổ mối, làm suy yếu khả năng chịu lực nên nứt vỡ là điều tất yếu.


Không chỉ có các công trình đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp như đập thủy điện, thủy lợi, các công trình mang giá trị văn hóa, lịch sử cũng đang đối diện với những thiệt hại kinh tế nhãn tiền vì mối. Một ví dụ điển hình là phố cổ Hội An. Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An, riêng trong năm 2011, tỉnh Quảng Nam đã phải tiêu tốn tới 15 tỷ đồng cho công tác diệt trừ mối và côn trùng gây hại trên địa bàn tỉnh.

 

02

Tỉnh Quảng Nam đã bỏ nhiều công sức cho việc trùng tu Phố cổ Hội An.

 

Ngoài các di tích miền Trung, một công trình lịch sử khác là Dinh Độc Lập (TP.HCM) cũng đang có nguy cơ tương tự. Tại đây, kết cấu và các vật dụng gỗ cũng đang đối diện với nguy cơ bị mối đục khoét, gây xuống cấp và thiệt hại nghiêm trọng. Không chỉ thiệt hại cho bản thân phần kết cấu xây dựng, sự xuống cấp và không an toàn do mối đem lại còn làm giảm lượng khách đến tham quan. Theo đó nguồn thu đến từ du lịch cũng có nguy cơ sụt giảm đáng kể. Đó là chưa tính đến kinh phí bỏ ra hàng năm cho trùng tu, tôn tạo và diệt trừ mối.


Ngăn ngừa thiệt hại và tiết kiệm chi phí trùng tu

Hiện nay, các biện pháp diệt mối bằng cách tẩm hóa chất vào nền công trình hoặc bơm hóa chất xuống đất mà các công ty trừ mối thường áp dụng không đảm bảo loại trừ hoàn toàn các tổ mối lâu dài, khiến việc xử lý mối cho công trình phải lặp đi, lặp lại. Hậu quả là chi phí bảo trì quá cao hay nguy hại hơn là những tai nạn do chậm trễ trong việc xử lý hoặc xử lý không triệt để như chúng ta đã biết.


Tại Việt Nam, một số công trình lớn như phố cổ Hội An, nhà hát Minh Khiêm (Lăng Tự Đức – Huế), đập thủy điện Ea Krong Rou, khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort (Nha Trang và Đà Nẵng), khách sạn Sài Gòn – Quảng Bình (Quảng Bình), Hòn Tằm resort (Nha Trang)… đã và đang bắt đầu áp dụng một biện pháp trừ diệt mối mới mang tên Exterra, phân phối độc quyền bởi nhãn hiệu PestMan của công ty Cổ Phần Khử trùng Việt Nam (VFC). Biện pháp này sử dụng hệ thống các trạm đặt trong lòng đất, xung quanh kết cấu được bảo vệ, sử dụng mồi nhử mối cho phép diệt trừ cả tổ mối, tạo thành một hàng rào bảo vệ bất khả xâm phạm xung quanh công trình. Vì thế, mối bị ngăn chặn và kiểm soát để không tái xuất hiện trong phạm vi công trình. Phương pháp mới này đem đến sự an toàn cao, đảm bảo giảm nguy cơ thiệt hại đến mức thấp nhất.


Chỉ cần một khoản đầu tư ban đầu, các chủ đầu tư có thể yên tâm về công trình vì đã được bảo vệ khỏi sự phá hoại của mối, tránh nguy cơ xuống cấp công trình và ngăn ngừa các thiệt hại kinh tế. Các năm tiếp theo, chi phí đầu tư lúc này chỉ dừng ở việc bảo trì hệ thống, công trình được bảo vệ có thể nói là vĩnh viễn, chừng nào hệ thống Exterra còn hiện diện. Một sự đầu tư hiệu quả và lâu dài như thế mới là thứ mà các công trình cần và tìm kiếm.

 

Trích dẫn từ CafeF - Thiên Di

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 3292
Lượt truy cập: 14875571