Mối cánh: Những mối nguy hiểm mà chúng mang lại hiện nay

Thế Giới Côn Trùng

 

Mối cánh là gì mà nhiều lại lo lắng mỗi khi chúng xuất hiện trong nhà? Ai cũng bàn tán rằng mối cánh sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đến các công trình xây dựng cũng như nhà ở. Nhưng con côn trùng nhỏ bé này vì sao mà lại nguy hại đến vậy? Những thông tin mà bạn cần biết về mối cánh sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của mối cánh

Mối cánh là những con mối sinh sản rời khỏi tổ cũ để thành lập tổ mới. Trong đàn mối, không phải con mối nào cũng có cánh. Mối cánh không được sinh ra một cách tùy tiện trong tổ, thường mất đến 3-4 năm để một tổ mối bắt đầu sinh sản mối cánh. Khi chưa đạt độ tuổi nhất định, đa số loài mối sẽ không phân đàn tạo lập tốt

Thời điểm mối cánh rời tổ sẽ biến động tùy theo loài, chủ yếu vào mùa xuân đến mùa thu. Đối với mối đất, chúng sẽ có 2 gân sắc tố trên cặp cánh trước. Mối gỗ ẩm và mối gỗ khô thì có từ 3 gân sắc tố hoặc nhiều hơn.

1. Đặc điểm của cánh

Tùy theo mỗi loài, trung bình cánh của chúng có kích thước khoảng 6-12 mm. Cặp cánh có độ dài bằng nhau, cánh dài gấp đôi cơ thể mối. Cánh của chúng có màu nhợt nhạt, gần như trong suốt. Đôi khi cánh của chúng có màu xám hoặc nâu, và có vài gân cánh đặc trưng chạy dọc theo cặp cánh.

2. Tuổi thọ của mối cánh

Tuổi thọ của mối sinh sản (mối cánh, mối chúa, mối vua) có tuổi thọ rất cao, một trong những loài côn trùng sống lâu nhất. Thông thường, thời gian mà một cặp mối vua và mối chúa sống có thể lên đến 10 năm, thậm chí còn lâu hơn.

Trung bình cánh của chúng có kích thước khoảng 6-12 mm

Vòng đời của mối cánh

Vòng đời của một con mối bao gồm 3 giai đoạn từ trứng đến khi phát triển bằng hình thái biến thái hoàn toàn. Trứng mối xuất phát điểm từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn.

Trứng mối sau 1 thời gian sẽ thành ấu trùng. Sau vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con. Nhộng con sẽ phát triển hoàn toàn thành mối trưởng thành sau khi mối thợ chăm sóc khoảng 30 – 60 ngày.

Mối trưởng thành sẽ có thể phát triển thành 1 trong 3 loại mối chúa, mối lính, mối thợ. Với những tổ mối vừa mới hình thành, nhộng con của lứa mối đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác sẽ dần xuất hiện ngẫu nhiên ở những lứa tiếp theo.

Tác hại của mối cánh

Thực tế, mối cánh bay ra khỏi tổ cũ để tiến quá trình giao phối nên không thực sự gây tổn hại gì cho nhà cửa. Nhưng không phải đơn giản như vậy. Một khi mối cánh làm tổ và cư trú trong chính ngôi nhà của bạn cũng chính là mối nguy hiểm không thể lường trước được.

Tổ mối khi mới bắt đầu hình thành trong nhà rất nhỏ nên rất khó có thể phát hiện ra. Lâu ngày chúng sinh sôi, đục khoét ăn dần ăn đến khi các vật dụng trong nhà bị mục nát, nặng hơn nữa, chúng sẽ phá hủy hết tất cả kết cấu gỗ trong nhà, có thể gây lún, sập bất cứ lúc nào nếu bạn không sớm xử lý.

Bạn sẽ thấy cánh mối rụng trong vườn nhưng căn nhà chưa bị bất kỳ thiệt hại gì. Nhưng chúng sẽ sinh sản ra hàng triệu con mối và phá hoại đến khi không còn gì. Bên cạnh các đồ gỗ, lũ mối còn mang đến sự nguy hại cho nền móng các công trình xây dựng khi làm tổ và sinh sản dưới lòng đất.

Mối cánh thực sự gây tổn hại gì cho nhà cửa nhưng khi làm tổ trong nhà lại vô cùng nguy hiểm.

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 1440
Lượt truy cập: 16039138