MÙA MƯA, ĐỀ PHÒNG CUỐN CHIẾU CHUI VÀO TAI TRẺ THẾ NÀO?

Trước thực trạng nhiều gia đình xuất hiện cuốn chiếu trong nhà các chuyên gia cho rằng cần có hướng xử lý khoa học.

    Cuốn chiếu tràn ngập sân thượng
    Bà Nguyễn Bích Thu, cố vấn khoa học, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam

 cho biết, trong phân, đất trồng hữu cơ thường sinh sôi nhiều côn trùng, trong đó có cuốn chiếu. Bản thân cuốn chiếu là những

 trứng ấu trùng nằm sẵn trong đất, nên khó diệt. Đối với đất sạch, sau một thời gian trồng cây cũng sinh ra cuốn chiếu.
    Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Văn Châu, Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho hay, cuốn

chiếu phát triển do thời gian qua mưa nhiều, môi trường ẩm ướt và ô nhiễm. Ngoài ra, lá cây mùa này cũng rơi nhiều, bị ủ lại

 thành các ổ để sâu cuốn chiếu, sâu róm và các côn trùng khác phát triển mạnh.
Đối với sân thượng của nhiều nhà trồng rau, do sử dụng đất không sạch, chưa qua xử lý cũng như ẩm ướt nên côn trùng phát

triển. "Mùa hè đất sẽ khô, môi trường hanh nên côn trùng ít. Mùa này mưa ẩm nên từ trong đất trồng sinh sôi nhiều loài côn

trùng, nhất là những gia đình dùng phân hữu cơ, hoặc ủ phân bằng lá cây, cơm gạo chưa phù hợp", PGS.TS Nguyễn Văn Châu

nhấn mạnh.
    Cũng theo khảo sát của phóng viên, tại Hà Nội nhiều gia đình đang kêu than vì cuốn chiếu xuất hiện nhiều trong nhà gây ảnh

hưởng đời sống người dân. Như nhà chị Nguyễn Thu Hiền (Mai Động, Hà Nội) cả sân thượng bạt ngàn con cuốn chiếu. Chúng

 nằm trong cây trồng, trên sàn, và bò vào nhà. Cuốn chiếu xuất hiện ở phòng ngủ, trên giường, trong nhà vệ sinh... "Nhà chúng

tôi chỗ nào cũng thấy cuốn chiếu. Dù chưa ảnh hưởng sức khoẻ nhưng gây khó chịu trong cuộc sống, mất thẩm mỹ...", chị Hiền cho hay

 

        

Ảnh minh họa.

    "Tràn" vào nhà vì đất trồng
    Theo TS Nguyễn Đức Anh, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, cuốn chiếu có khả năng tiết chất độc thường có hình

 dạng và màu sắc đặc trưng, nhờ thế mà kẻ thù thường sớm nhận biết chúng để tránh trước. Tuy nhiên, một số loài cuốn chiếu

không có tuyến độc nhưng vẫn tránh được kẻ thù nhờ có hình dạng và màu sắc giống với các loài có tuyến độc.
    Tại Việt Nam, chưa thấy các ca bệnh do cuốn chiếu gây nên cho người, tuy nhiên cũng cần chú ý về hiện tượng các bệnh về

 da như bỏng rộp, ngứa thường gọi là bệnh giời leo, đó cũng có thể là do côn trùng như cuốn chiếu gây nên khi chúng tự vệ tiết

ra dịch gây bệnh cho da. Những dị ứng này không đến mức độ nguy hiểm chết người nhưng cũng gây phản ứng khó chịu cho

 người bệnh, nặng thì bị nhiễm trùng vết ngứa. Nhà có trẻ nhỏ nên đề phòng cuốn chiếu nở nhiều vào mùa mưa ẩm sẽ chui vào

tai, mũi gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, nên vệ sinh nhà cửa thoáng mát, khô ráo nhất là mùa mưa, ẩm ướt.
    Theo các chuyên gia, để hạn chế cuốn chiếu trong vườn rau, cần lựa chọn và mua những loại đất sạch, phân hữu cơ đã qua xử lý.

Đối với các hộ gia đình trồng rau sạch tại nhà, trên sân thượng nên sử dụng các loại đất sạch chuyên dụng cho trồng rau tại cơ sở uy

 tín, không nên sử dụng tro trấu, xơ dừa thô, phân súc vật, động vật chưa qua xử lý.
    Đồng thời, có thể rắc vôi bột vào đất trước khi trồng hay sau một vụ trồng. Sau khi rắc vôi ủ khoảng 10 ngày mới trồng tiếp.

Đây là phương pháp giúp hạn chế sinh sôi của cuốn chiếu và nhiều côn trùng, trứng giun khác trong đất, phân bón.
"Dùng vôi bột rắc xung quanh vùng có nhiều cuốn chiếu và côn trùng. Riêng vùng đất nghi ngờ sản sinh cuốn chiếu cần đổ nước

 vôi loãng vào đó để tiêu diệt. Trường hợp xuất hiện quá nhiều côn trùng cần liên hệ bộ phận vệ sinh dịch tễ để được tư vấn sử

dụng thuốc, hóa chất hợp lý tránh tình trạng kháng thuốc", PGS.TS Nguyễn Văn Châu nhấn mạnh.

                                                                                                                                                                  Theo kienthuc.net.vn

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 4228
Lượt truy cập: 14876507