Trong bài báo đăng tải trên tạp chí Ethology, hai nhà khoa học Nhật Bản Haruka Osaki và Eiiti Kasuya mô tả cách họ tình cờ phát hiện đôi cánh bất thường ở loài gián ăn gỗ. Và những gì họ tìm thấy khi mang chúng vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Ngoài tự nhiên, gián ăn gỗ ăn cây cối gãy đổ. Tuy nhiên, chúng đã thích nghi để ăn cả gỗ trong nhà. Theo Osaki và Kasuya, chúng có nghi thức giao phối rất khác thường, đó là nhai cánh của nhau.
Công đoạn đặc biệt “chải chuốt sau giao phối”
Hai chuyên gia phát hiện hành vi đặc biệt này trong lúc nghiên cứu vài con gián hoang dã. Và nhận thấy đa số gián trưởng thành có những chiếc cánh bị nhai gần hết. Ngạc nhiên trước phát hiện này, họ bắt 24 cặp gián trẻ với cánh còn nguyên vẹn và mang về phòng thí nghiệm nghiên cứu.
Osaki và Kasuya ghi hình hoạt động của bầy gián để tìm hiểu chuyện gì xảy ra với cánh của chúng. Họ nhận thấy nhai cánh là một phần của công đoạn “chải chuốt” sau giao phối. Thông thường, chỉ một con trong cặp được chải chuốt như vậy sau một lần ghép đôi. Việc ăn thịt đồng loại không phải là điều kỳ lạ đối với côn trùng, nhưng nó thường dẫn tới cái chết đau đớn của con đực. Hành động nhấm nháp cơ thể lẫn nhau mới chỉ được ghi nhận ở gián ăn gỗ.
Chế độ “một vợ một chồng” của gián ăn gỗ
Mức độ chúng ăn cánh không giống nhau. Trong một số trường hợp, con ăn cánh sẽ tự dừng lại và bỏ đi. Một số trường hợp khác, con gián bị ăn sẽ rung lắc cơ thể. Để đối phương biết như vậy là đủ. Có 12 trong 24 cặp nhai cánh của nhau đến mức như những con trưởng thành. Mà các nhà nghiên cứu quan sát được ngoài hoang dã.
Điều thú vị là loài gián ăn gỗ mà nhóm chuyên gia nghiên cứu sống theo chế độ “một vợ một chồng” nghiêm ngặt. Do đó, chải chuốt cho nhau có thể là cách giúp đảm bảo bạn đời sẽ khỏe mạnh. Để tiếp tục giao phối lần sau. Gián rất dễ bị ve và các bệnh nấm làm hại. Ăn cánh có thể là cách để loại trừ cả hai vấn đề này.
Nguyễn Thị Ngọc Ngân
Nguồn: khoahoc.tv