Kiến thợ mộc - Thông tin nhận diện, phòng ngừa và cách diệt kiến hiệu quả

Kiến thợ mộc có tên Latin là Camponotus, là một trong những loài kiến lớn nhất tại Hoa Kỳ, có chiều dài từ 3,4 đến 13 mm. Chúng thường có màu đen, nhưng một số loài có màu hơi đỏ hoặc màu vàng nhạt. Kiến thợ có hàm dưới lớn.



Kiến thợ mộc - carpenter ant


Hành vi, chế độ ăn và thói quen


Kiến thợ mộc có cả ở ngoài trời và trong nhà. Chúng cư ngụ tại những nơi có gỗ ẩm, mục nát hoặc gỗ rỗng. Chúng tạo ra các đường ngầm trong gỗ để tạo thành tổ và cũng như các lối đi giữa các khu vực trong tổ. Hoạt động này tạo ra dăm gỗ cùng với xác kiến chết sẽ là manh mối giúp tìm ra vị trí làm tổ.

Kiến thợ mộc không ăn gỗ, nhưng chúng sẽ ăn nhiều loại thực phẩm mà con người ăn, đặc biệt là đồ ngọt và các loại thịt. Chúng cũng ăn các côn trùng khác.


Sinh sản


Kiến chúa đẻ từ 9-16 trứng trong năm đầu tiên và nó có thể sống tới 25 năm. Giai đoạn từ trứng tới khi kiến trưởng thành khoảng 6-12 tuần.


Dấu hiệu khi bị kiến thợ mộc xâm nhiễm


 Kiến thợ và kiến cánh là những dấu hiệu nhận biết về sự xâm nhiễm của kiến thợ mộc. Kiến thợ có thể được nhìn thấy khi đang đi tha mồi. Kiến cánh thường xuất hiện khi một tổ kiến đã trưởng thành & chúng tạo tổ mới. Một dấu hiệu khác về hoạt động của kiến thợ mộc là các mảnh vỡ chúng tạo ra khi cắn các đường ngầm trong gỗ. Dăm gỗ thô trộn với các bộ phận của kiến chết sẽ cho ta biết hoạt động của chúng. Dấu hiệu cuối cùng là đôi khi có thể nghe thấy âm thanh "xào xạc" do kiến di chuyển bên trong gỗ.


Thông Tin Thêm


Loài kiến Camponotus được biết đến như là kiến thợ mộc vì chúng thích lập tổ từ gỗ ẩm ướt hoặc bị hư hỏng. Kiến thợ mộc không ăn gỗ như mối, thay vào đó chúng loại bỏ gỗ và thải ra bên ngoài tổ các mảnh gỗ vụn thành từng đống nhỏ.

Kiến thợ mộc thích làm sạch tổ của mình. Các đường ngầm của chúng không được đắp bằng bùn hay đất ẩm như mối thường làm. Chúng giữ các đường ngầm của mình sạch mịn như gỗ được đánh nhám.


Kiến thợ mộc rất khác nhau về kích thước, thường dài dao động từ 3,4-13 mm. Một tổ kiến thợ mộc có thể có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào địa vị và trách nhiệm. Các loài khác nhau cũng có màu khác nhau, từ màu đen tuyền đến nâu đậm, đỏ, đen, vàng, cam, vàng nâu hoặc nâu nhạt. Nhưng phổ biến nhất là màu đen, tuy nhiên có một số loài có cả hai màu đỏ và đen. Chúng có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.


Để xác định các loài kiến thợ mộc chỉ có thể được thực hiện thông qua quan sát cẩn thận của các đặc tính vật lý cụ thể.

Trong môi trường tự nhiên, kiến thợ mộc có cả ở cây đã chết và sống, gốc cây và gỗ mục nát. Tuy nhiên, chúng cũng có thể lập tổ của chúng bên trong các ngôi nhà và tòa nhà tại những nơi có gỗ/ đồ vật bằng gỗ bị tiếp xúc với độ ẩm một cách nghiêm trọng.

Kiến thợ mộc xây hai loại tổ: tổ chính và tổ phụ. Tổ chính bao gồm kiến chúa, kiến con và kiến thợ. Tổ phụ gồm kiến thợ, ấu trùng và nhộng già. Kiến thợ tạo các tổ phụ khi các tổ chính không đủ không gian hoặc khi có một nguồn cung cấp thức ăn hoặc nước phù hợp. Có thể có nhiều tổ phụ kết hợp với một tổ chính.


Cách phòng ngừa và diệt kiến thợ mộc


Để kiểm soát kiến thợ mộc, trước tiên cần tìm ra tổ của chúng. Sau khi tìm thấy, chúng có thể bị loại bỏ hoặc xử lý bằng hóa chất. Những nơi tạo ra độ ẩm thu hút kiến cũng cần được sửa chữa.

Nếu được xử lý sớm, kiến thợ mộc hiếm khi gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cấu trúc cho ngôi nhà và các tòa nhà. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu không được khám phá trong thời gian dài. Hơn nữa, việc xử lý không đúng cách có thể cho phép  các tổ kiến phục hồi khi các thành viên còn sống sót tiếp tục đào hang và tìm kiếm thức ăn. Vì vậy, để diệt kiến thợ mộc một cách hiệu quả, tốt nhất bạn hãy liên hệ với một chuyên gia kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp khi có sự xâm nhiễm.
 

Nguồn: orkin.com
 

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 4085
Lượt truy cập: 15245020