Kiến ăn trộm - Nguồn: pestid.msu.edu
Kiến ăn trộm và kiến pharaoh nhìn rất giống nhau, nhưng có một số đặc điểm của kiến ăn trộm để phân biệt chúng. Phần râu của kiến ăn trộm có 10 đốt trong đó 2 đốt cuối to và mập hơn các đốt còn lại. Kiến Pharaoh có râu với 12 đốt và có 3 đốt cuối mập hơn. Kiến ăn trộm có xu hướng tìm thức ăn theo theo lối mòn đã được xác định, trong khi kiến pharaoh ít có khả năng tạo ra những lối mòntrước khi nguồn thức ăn hoặc nước được xác định. Kiến ăn trộm có màu nâu nhạt hoặc màu vàng và chỉ dài từ 1,5-2,2 mm. Kiến ăn trộm có phần eo gồm hai đốt, phần ngực không có gai và nhỏ, mắt kép.
Hành vi, chế độ ăn và thói quen
Tổ kiến ăn trộm thường ở các địa điểm bên ngoài, đặc biệt là dưới các tảng đá. Chúng cũng có thể làm tổ trong nhà tại các vết nứt và tủ chén.
Kiến ăn trộm ăn protein và các loại thực phẩm béo như các loại hạt, thịt, phô mai, bơ đậu phộng và đồ ngọt. Bởi vì kiến ăn trộm nhỏ và dễ vào các bao bì thực phẩm nên chúng có thể là mối phiền toái trong nhà bếp. Bên ngoài, kiến ăn trộm ăn côn trùng và chuột chết. Do đó, chúng có thể truyền mầm bệnh từ nguồn thức ăn này đến thức ăn của con người. Kiến ăn trộm cũng ăn kiến và côn trùng còn nhỏ khác.
Sinh sản
Kiến chúa đẻ trứng và ấp trứng từ 50 ngày đến vài tháng để trứng phát triển đầy đủ thành con trưởng thành. Kiến cánh bay giao phối từ tháng Sáu đến tháng Chín, và chúng cũng có thể được nhìn thấy trong nhà vào mùa hè. Khi kiến ăn trộm vào nhà và các tòa nhà, chúng tạo thành những lối mòn từ các nguồn thức ăn đến tổ của chúng.
Dấu hiệu khi bị kiến ăn trộm xâm nhập
Nhìn thấy kiến thợ là dấu hiệu phổ biến nhất.
Thông tin thêm
Kiến ăn trộm còn được gọi là kiến mỡ và đôi khi là "kiến đường”, kiến ăn trộm là một trong những loài kiến gia đình nhỏ nhất được tìm thấy trên toàn thế giới. Tên chúng được bắt nguồn từ thói quen ăn trộm ấu trùng và nhộng con từ tổ láng giềng. Chúng ăn tạp và ăn thực phẩm chứa lượng protein cao, bao gồm cả ấu trùng và nhộng của loài kiến khác, cũng như các loại côn trùng khác.
Kiến ăn trộm có xu hướng nhỏ hơn so với các loài kiến khác nhưng tổ của chúng có thể có hai hoặc nhiều kiến chúa và hàng ngàn kiến thợ.
Kiến ăn trộm làm tổ trong gỗ mục và đất. Chúng cũng có thể làm tổ trong nhà tại những không gian nhỏ, như đường nứt tường, các khoảng trống tủ, phía dưới bàn và đằng sau ván chân tường. Vì kiến ăn trộm làm tổ trong các khu vực ẩn nên tổ của chúng rất khó xác định vị trí. Cách tốt nhất để giải quyết sự xâm nhiễm của kiến ăn trộm là liên lạc với một chuyên gia kiểm soát dịch hại tại địa phương, những người có thể xác định được loài kiến nào một cách chính xác và đề ra hướng xử lý thích hợp.
Nguồn: orkin