Hành vi, chế độ ăn và thói quen
Kiến Argentine luôn sẵn sàng để thích ứng và có thể làm tổ ở rất nhiều chỗ. Tổ của chúng cực kì lớn, có thể chứa hàng trăm kiến chúa. Tổ thường làm trên đất ẩm, gần hoặc bên dưới các tòa nhà, dọc theo các lối đi hoặc bên dưới các tấm ván. Chúng thường di chuyển theo hàng.
Kiến Argentina ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ cái gì, nhưng thích nhất là chất ngọt.
Sinh sản
Giống như các loài kiến khác, kiến Argentina trải qua quá trình phát triển với sự biến đổi hoàn toàn. Từ trứng có màu trắng, ấu trùng sẽ xuất hiện sau đó khoảng 28 ngày. Chúng đạt tới giai đoạn trưởng thành trong khoảng 74 ngày.
Kiến Argentina có thể sống trong đất, dưới ván, gỗ, rác hoặc mùn. Chúng cũng có thể làm tổ trong các hốc phía dưới các gốc cây & bụi cây. Tổ của chúng khá nông, chỉ sâu đến khoảng 20 cm.
Dấu hiệu khi bị kiến Argentine xâm nhiễm
Kiến kiếm ăn theo hàng là dấu hiệu dễ thấy nhất của kiến Argentine. Những hàng kiến có thể được nhìn thấy khi chúng đang leo lên các tòa nhà, cây xanh và vào nhà.
Thông tin thêm
Kiến Argentine có cùng một kích thước. Chúng di chuyển theo hàng khá trật tự từ mạng lưới tổ đến nguồn thức ăn. Chúng ăn các chất ngọt, mật do sâu bọ tiết ra và thức ăn gia đình có chứa dầu.
Tổ & quần thể kiến Argentine
Trong khi các loài kiến khác thường bay giao phối theo mùa, kiến Argentina không thiết lập tổ mới qua bay giao phối. Thay vào đó chúng giao phối bên trong tổ. Đôi khi, do nhiệt độ hay áp lực của cả đàn, kiến chúa Argentina sẽ bò khỏi tổ để đi lập các tổ mới. Tổ mới được xây dựng gần với tổ cũ, và vẫn duy trì liên hệ với tổ cũ, do đó kiến thợ đôi khi được chia sẻ giữa các tổ.
Kiến chúa
Kiến chúa Argentina rất khác biệt khi so sánh với kiến chúa của các loài kiến khác. Một số đặc điểm hành vi và sự khác biệt đó là:
• Kiến chúa Argentina nhỏ, dài khoảng 4.2-6.3 mm, nhỏ hơn nhiều so với kiến chúa của hầu hết các loài kiến khác.
• Kiến chúa Argentine có cánh chỉ giao phối một lần với một kiến đực có cánh, sau đó nó có thể đẻ liên tục rất nhiều trứng trong suốt thời gian nó sống. Trong khi các loài kiến khác bay giao phối theo mùa, kiến Argentina không hình thành tổ mới thông qua đàn giao phối. Thay vào đó, chúng giao phối bên trong tổ.
• Một đàn kiến Argentina sẽ có nhiều kiến chúa, mỗi kiến chúa có thể đẻ khoảng 60 trứng mỗi ngày.
• Kiến chúa sẽ giúp kiến thợ nuôi kiến con. Trong khi các loài khác kiến chúa chỉ đẻ trứng còn kiến thợ kiếm thức ăn và chăm sóc kiến con.
• Kiến chúa Argentina thường di chuyển và có thể được nhìn thấy bên ngoài tổ cùng với kiến thợ, trong khi kiến chúa các loài khác thường chỉ ở bên trong tổ cho đến hết đời. Sự linh động của kiến chúa Argentine cho phép nó di chuyển nhanh chóng và có thể xây tổ mới tại những nơi khác nếu các điều hiện tại trở nên khắc nghiệt.
• Đôi khi, do nhiệt độ hay áp lực của đàn, kiến chúa Argentina sẽ rời khỏi tổ (không bay) và thiết lập một tổ mới.
Kiến đực
-
Kiến đực nở từ trứng chưa thụ tinh của kiến chúa và sống trong thời gian khá ngắn. Chức năng duy nhất của kiến đực là giao phối với kiến chúa để sinh sản bảo tồn nòi giống Những con đực thường chết ngay sau khi giao phối.
-
Kiến Argentina cũng giết những loài côn trùng khác và xâm nhập nhà ở của con người. Theo thời gian, mạng lưới liên kết của các tổ kiến có thể trở thành một sự phá hoại lớn. Mỗi đàn kiến Argentina có thể chứa hàng triệu con và nhiều kiến chúa. Đàn kiến Argertine có thể xâm nhập toàn bộ khu phố.
Để diệt & kiểm soát kiến Argentine hiệu quả, tốt nhất hãy nhờ đến sự giúp đỡ của một chuyên gia kiểm soát dịch hại chuyên nghiệp để xác định loài và xử lý.
Nguồn: orkin