Kẻ phá hủy lặng lẽ: Cần giải pháp an toàn và hiệu quả

Các công trình văn hóa lịch sử: Phố cổ Hội An, một di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Hình thành từ thế kỷ XVII, Hội An từng là thương cảng phồn vinh bậc nhất Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ, và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với hơn 1.350 di tích kiến trúc đa dạng còn sót lại đến ngày nay. Tuy nhiên ít ai biết rằng, phố cổ Hội An cũng là một “kinh đô” của loài mối.

 

Phố cổ Hội An phải tiêu tốn hàng chục tỷ đồng hàng năm vì mối.

 

Khảo sát đầu năm 2012 ở riêng phường Minh An cho thấy, 75% các di tích của phố cổ bị mối mọt phá hoại. Ở quy mô lớn hơn, khoảng 352 công trình dân dụng ở Hội An được xác định đang bị mối tấn công, trong đó có 36 công trình bị phá hoại nặng tới mức có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ở một nơi có mật độ di tích dày đặc như Hội An, mối mọt đang là một căn bệnh đáng lo ngại. Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An, chỉ riêng trong năm 2011 tỉnh Quảng Nam đã phải tiêu tốn đến 15 tỷ đồng cho công tác diệt trừ mối và côn trùng gây hại trên địa bàn tỉnh.

Các công trình kinh tế xã hội

Tháng 9/2012, đập chứa nước Tây Nguyên ở Nghệ An bị vỡ, khiến hàng trăm người phải sơ tán và gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế. Đập vỡ đã gây ngập lụt vùng hạ lưu, làm mất trắng hàng chục hecta hoa màu và nhiều diện tích nuôi trồng; gây sạt lở và hư hỏng nhiều cống thủy lợi, nhiều đoạn đường ngõ xóm, khu dân sinh. Theo kết quả kiểm tra, nguyên nhân sự cố được xác định là do thân đập bị ăn mòn bởi các tổ mối, tạo ra những khoang rỗng lớn khiến kết cấu con đập yếu đi, cộng với áp lực nước đã khiến đập bị vỡ. Tại nạn này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về công tác phòng trừ mối mọt đối với các công trình có giá trị kinh tế lớn, khi hàng loạt công trình thủy điện, thủy lợi khác tại Việt Nam như các hồ, đập chứa nước Đắc Uy (Kon Tum), Eacao, Đắc Minh (Đăk Lắk), Biển Hồ, Hoàng Ân (Gia Lai)… cũng đang đối diện với nguy cơ tương tự.

Mối hiểm họa âm thầm

Việt Nam là quốc gia cận nhiệt đới với khí hậu rất thuận lợi cho mối phát triển. Nếu trên thế giới có hơn 2.000 loài mối, thì chỉ tính riêng tại Việt Nam các nhà khoa học đã phát hiện được hơn 100 loài sống thành đàn đông đúc.

 

Vỡ đập Tây Nguyên gây ra nhiều thiệt hại kinh tế.

 

Do đặc tính ẩn náu và sinh sống theo đàn, các sinh vật này âm thầm tấn công vào các công trình gây nên sự thiệt hại lớn và đôi khi không thể phục hồi được. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại những công trình lớn như đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống... Bên cạnh đó, đối với các biệt thự cao cấp, nơi hiện đang có xu hướng sử dụng các loại đồ gỗ quý, các tác hại của mối gây ra cũng không hề nhỏ, và việc phòng ngừa cũng như khắc phục những thiệt hại vật chất và tinh thần hoàn toàn không đơn giản.

Giải pháp

Nhiều phương pháp đã được nghiên cứu để tiêu diệt và phòng ngừa những tác hại khó lường mà mối mang lại với các công trình xây dựng. Do mối là loài côn trùng có tập tính sống bầy đàn với một số lượng vô cùng lớn, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ mà phải tiêu diệt được cả hệ thống tổ mối, trong đó quan trọng nhất là mối Chúa.

Hệ thống Exterra tạo thành hàng rào thu hút và kiểm soát mối nhằm bảo vệ công trình vĩnh viễn.

 

Phương pháp diệt mối thường sử dụng nhất hiện nay là dùng hóa chất phun tẩm nền móng trước khi xây dựng hoặc rắc, phun trực tiếp vào tổ mối, song qua thời gian, cách này đã tỏ ra kém hiệu quả với các công trình hiện nay. Các tổ mối khó bị tiêu diệt hoàn toàn mà còn để lại hậu quả cho môi trường xung quanh từ dư lượng hóa chất tồn đọng. Tuy có bảo hành nhưng do cách thức xử lý không phù hợp hay ảnh hưởng của khí hậu nên trên thực tế thời gian bảo hành hoàn toàn không được đảm bảo. Do đó, nhu cầu đặt ra là cần phải có biện pháp ngăn chặn số lượng mối này trước khi chúng tiếp cận được và gây thiệt hại cho tài sản và vẫn có hiệu quả lâu dài. Thêm vào đó, các loại hóa chất sử dụng và phương pháp diệt trừ mối cần đảm bảo an toàn và không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe của người sử dụng công trình.

Thời gian gần đây, nhiều công trình lớn tại Việt Nam như chùa Thiên Đức - phố cổ Hội An, nhà hát Minh Khiêm (Lăng Tự Đức - Huế), đập thủy điện Ea Krong Rou (Nha Trang), khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort (Nha Trang và Đà Nẵng), khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình (Quảng Bình), Hòn Tằm resort (Nha Trang)… đã áp dụng hệ thống ngăn chặn và kiểm soát mối Exterra của Mỹ, được phân phối độc quyền bởi nhãn hiệu PestMan của Cty CP Khử trùng Việt Nam (VFC). Giải pháp dựa trên các nghiên cứu khoa học này đã được chứng thực có thể khắc phục nhược điểm của những phương pháp thông thường, loại bỏ hoàn toàn tổ mối, có hiệu quả đối với tất cả các loài mối tại khu vực Đông Nam Á và kiểm soát nguy cơ mối lâu dài và có thể nói là vĩnh viễn trong khoảng thời gian hệ thống còn hiện diện trong phạm vi công trình. Phương pháp mới này đem đến sự an toàn cao, đảm bảo giảm nguy cơ thiệt hại đến mức thấp nhất trong quy trình phòng ngừa và diệt trừ mối - những kẻ phá hủy âm thầm.

Nguồn: Tiêu Nhi - Báo Xây Dựng

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 3227
Lượt truy cập: 14875506