Cần hướng đi mới trong công tác kiểm soát mối
Mối là loài côn trùng phổ biến ở một nước nhiệt đới như Việt Nam. Sự hiện diện của mối trong nhà ở, văn phòng, khu nghỉ dưỡng... rất khó bị phát hiện. Thường thì khi công trình có dấu hiện gãy đổ, sụt lún, hư hại thì các chi tiết bị mối tấn công mới lộ diện.
Cách diệt mối phổ biến hiện nay cho công trình xây dựng là sử dụng hoá chất bảo vệ nơi bị tấn công hoặc phun tẩm nền đất bên dưới công trình. Các phương pháp này khiến nhiều chủ sỡ hữu lo ngại hoá chất sẽ ảnh hưởng đến tài sản và môi trường xung quanh, đặc biệt là các công trình gần biển, ao, hồ, sông suối…
Tuy nhiên, cách diệt trừ mối bằng hóa chất phun tẩm ở nền đất chỉ có hiệu quả nhất thời. Một số loài mối không làm tổ gần nơi kiếm mồi nên không lâu sau khi phun hoá chất, các công trình lại xuất hiện mối. Hoá chất dùng bên trong công trình cũng có thể độc hại cho người và vật nuôi. Ngoài ra, để đưa hoá chất vào lòng đất, người ta cần đào rãnh xung quanh công trình, gây ảnh hưởng đến cảnh quan. Đây là điều tối kỵ với những nơi kinh doanh dựa vào cảnh quan thiên nhiên như villa, khu nghỉ dưỡng.
Vì những lý do trên, nhiều chủ nhân của các công trình xây dựng có vốn đầu tư cao hoặc những khách hàng đặc biệt quan tâm đến môi trường không mặn mà với cách diệt mối bằng hoá chất và bắt đầu áp dụng những công nghệ kiểm soát mối khác.
Hàng rào bảo vệ thân thiện môi trường
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dựa trên các tập tính sinh học của mối đã chỉ ra một hướng đi mới cho việc kiểm soát mối mà không làm tổn hại đến môi trường. Tiêu biểu có thể kể đến hệ thống kiểm soát và bẫy mối Exterra đang được áp dụng cho nhiều công trình trên thế giới.
Exterra là một hệ thống các trạm với đường kính lên đến 30cm, được đặt cách nhau từ 4-5 m và được lắp đặt dưới mặt đất. Các trạm này tạo thành một hàng rào xung quanh bảo vệ công trình. Vì vậy ngoài tiêu diệt mối, phương pháp này còn giúp phòng ngừa sự xâm nhập của mối. Loài côn trùng phá hoại này sẽ bị dẫn dụ vào các trạm nhờ hợp chất Focus, một phát minh được đăng lý bản quyền tại Mỹ, thay vì tấn công vào tài sản của chúng ta. Khi phát hiện mối xuất hiện trong trạm thì công việc tiếp theo chỉ còn là cho hợp chất Requiem vào trạm, và chờ tổ mối bị tiêu diệt. Là một hợp chất có nguồn gốc từ cellulose và không độc, hấp dẫn hơn cả gỗ, Requiem sẽ khiến mối ngay lập tức ngừng phá hại gỗ trong công trình và tập trung ăn hợp chất này. Requiem sẽ tác dụng vào quá trình sinh trưởng của mối, ngăn chúng hình thành lớp vỏ mới và dần chết đi, do đó, cả tổ mối bị tiêu diệt. Chỉ tác dụng với mối, Requiem được chứng minh là hiệu quả và hoàn toàn không độc hại với người và vật nuôi qua các cuộc kiểm tra thực tiễn độc lập tại Úc (2003), Thái Lan (2005) và Philippines (2007)...
Tại Việt Nam, nhiều công trình có giá trị văn hóa, kinh tế đã và đang áp dụng Hệ thống kiểm soát và bẫy mối Exterra để kiểm soát mối như Chùa Thiên Đức (Hội An, Quảng Nam), Nhà hát Minh Khiêm (Lăng Tự Đức - Huế), Dinh Thống Nhất (TP.HCM), thủy điện Ea Krông Rou (Khánh Hòa)… Phương pháp này đã và đang được các chuyên gia bảo tồn công trình, di tích tại Việt Nam đánh giá cao về tính thân thiện môi trường. Ông Nguyễn Minh Biểu, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: “Đối với các công trình văn hóa, kinh tế có giá trị lớn, việc ngăn ngừa sự phá hoại của các loài côn trùng ăn gỗ như mối rất quan trọng. Với công nghệ Exterra mới này, chúng tôi đánh giá cao tính an toàn với môi trường xung quanh và hiệu quả triệt để với công trình.”
Thiết kế độc đáo không gây ảnh hưởng đến mĩ quan công trình
Ngoài ra, với thiết kế độc đáo, không gây ảnh hưởng đến mĩ quan công trình, hệ thống Exterra cũng đã được triển khai áp dụng cho nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp tại miền Trung Việt Nam như Mia Resort (Nha Trang), Fusion Maia (Đà Nẵng), Sài Gòn Quảng Bình (Quảng Bình)… Được biết, hiện hệ thống này được phân phối bởi nhãn hiệu Pestman của công ty Cố phần Khử Trùng Việt Nam từ tháng 6.2012.
Hoàng Việt
(Nguồn: CafeF)