Đây cũng là lo lắng của Giám đốc Hiệp hội khử trùng Đông Nam Á (Foseaf) Ang Tan Loong khi đối mặt với sự bùng phát bệnh sốt xuất huyết đáng lo ngại hiện nay.
"Nếu các hóa chất không được quản lý đúng cách, nguy cơ muỗi sẽ trở nên miễn nhiễm với những ảnh hưởng của khói", ông phát biểu với tờ New Sunday Times.
Ang cho biết chính quyền địa phương đã thuê các nhà thầu phụ không có giấy phép để phun mù sương(*).
"Những công nhân này không có chuyên môn, không am hiểu liều lượng phù hợp của các dung dịch hóa chất hoặc cách xử lý các thiết bị. Một số thậm chí sẽ pha loãng dung dịch và làm suy yếu hiệu lực của hóa chất”.
"Những nhà thầu này không được kiểm tra; vì vậy sự vô ý, thiếu thận trọng khi thực hiện dịch vụ sẽ không được kiểm soát", Ang nói.
Là người đã kinh doanh trong ngành kiểm soát dịch hại suốt 25 năm, Ang tiết lộ trong năm 2009 có đến 80% công ty khử trùng được chính quyền địa phương thuê đều không có giấy phép.
Ang cho biết trong năm 2009, khi ông còn là Chủ tịch Hiệp hội Kiểm soát dịch hại Malaysia (PCAM), ông được chính quyền bang Selangor yêu cầu gửi một bản đề xuất cho 12 hội đồng địa phương về xử lý phun mù sương bất hợp pháp; gây bất lợi cho cuộc chiến chống bệnh sốt xuất huyết.
"Dù đã báo cáo cho nhà chức trách về số lượng lớn các công ty khử trùng không có giấy phép mà vẫn được tham gia, bản đề xuất của tôi không bao giờ trở thành hiện thực; ngay từ thời điểm đó tôi đã đoán được sốt xuất huyết có thể sẽ trở thành một đại dịch".
Ang cho biết giải pháp tốt nhất là các nhà chức trách phải cung cấp liều lượng đúng của hóa chất, thay vì để cho nhà thầu quyết định liều lượng sử dụng.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng phun mù sương chỉ là 1 biện pháp "chữa cháy" vì phương pháp này sẽ chỉ diệt muỗi trưởng thành; thêm rằng đây chỉ là cách đối phó, không phải hành động chủ động.
"Phương pháp này gần như không thể xác định khu vực nạn nhân bị muỗi chích; đặc biệt là ở khu vực đô thị, nơi có rất nhiều người luôn luôn di chuyển.
"Thông thường khi một người bị nhiễm sốt xuất huyết, chính quyền địa phương thường sẽ tiến hành phun sương tại nơi cư trú của bệnh nhân, đây là một biện pháp không hiệu quả".
Ông cho biết một phương pháp hiệu quả hơn là "giảm nguồn phát sinh” bằng cách sử dụng thuốc diệt ấu trùng muỗi, thuốc diệt côn trùng có sẵn tại cơ quan y tế địa phương.
"Phản ứng của cộng đồng quá thờ ơ, họ không bận tâm đến việc đi nhận thuốc diệt ấu trùng muỗi. Sẽ tốt hơn nếu các nhà chức trách phân phát loại thuốc này cho người dân, như là một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc phá hủy nơi sinh sản của muỗi".
“Nhà chức trách nên thuê những công ty kiểm soát dịch hại chuyên nghiệp vì mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh sốt xuất huyết ở đây tồi tệ hơn so với những nước thuộc Thế giới thứ ba", ông nói thêm.
Ông cho biết một trong những lý do cho sự gia tăng đột biến các ca sốt xuất huyết là sự nóng lên toàn cầu.
"Do biến đổi khí hậu, nhiều động vật ăn thịt mà ăn muỗi như ếch và thằn lằn đang chết dần. Sử dụng các động vật ăn thịt được gọi là kiểm soát sinh học chống lại sự phá hoại của muỗi.
"Thời tiết thất thường cũng làm cho muỗi tấn công bất cứ lúc nào trong ngày thay vì chỉ có trong hoàng hôn và bình minh".
Công nhân MPSJ đang phun khói để trừ muỗi Aedes aegypti tại USJ 9, Subang Jaya,.
Ảnh chụp bởi Abdullah Yusof.
(*) Phương pháp phun mù sương bao gồm Cold Fogging (Phun sương ULV) hoặc Thermal Fogging (phun khói).
Nguồn: www.nst.com.my