Robot ong thụ phấn cho hoa
1. Ong ăn đồng loại
Ấu trùng ong thường ăn phấn hoa, mật ong là thức ăn chính của ong mật đực và ong thợ. Tuy nhiên, ong mật cũng có thể ăn thịt con ong "bạn tình" trong tổ và các ấu trùng khi thiếu thức ăn. Nguồn cung cấp thức ăn cũng được làm phong phú bằng protein của các con ong. Loài ong có thể tự chống lại sự hiện diện của các con ong lưỡng bội hoặc giả mạo giới tính được phát hiện trong giai đoạn ấu trùng, lúc này ong thợ sẽ chích các tế bào đến chết hoặc ăn thịt chúng.
2. Ong bị đuổi ra khỏi tổ
Khi các con ong trong đàn chết, ong thợ sẽ thu gom xác và làm các công việc chôn cất sau đó mang xác ra khỏi tổ. Những con ong thông thái trong tổ sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh, loại bỏ những con ong bị ốm hay các con ong đực dư thừa khi xảy ra nạn đói. Loài ong có khả năng xác định ong bị bệnh bằng khứu giác và kịp thời loại bỏ chúng khỏi tổ. Ong chết được đưa ra ngoài và cách ly khỏi mật ong và ấu trùng. Các con ong sẽ dành cả ngày để dọn vệ sinh tổ sau khi có ong chết. Loài ong cũng không đi vệ sinh trong tổ mà thay vào đó đi vệ sinh trong khi bay.
3. Khả năng cảm nhận đặc biệt
Các con ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc các giác quan để hỗ trợ các thói quen hàng ngày. Ong mật có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và khả năng nhận ra mùi hương rất tinh. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn. Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định con ong "bạn tình" và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.
4. Ong không nhận biết được màu đỏ
Ong mật có 5 mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay. Tuy nhiên, loài ong chi có thể nhận biết được một số màu nhất định. Thậm chí chúng nhìn màu đỏ thành màu đen và nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được. Ong sử dụng hình ảnh quang phổ tập trung dày đặc ở vị trí trung tâm của bông hoa để hướng chúng nhắm mục tiêu chuẩn xác.
5. Thói quen giao phối
Sau khi giao phối, các con ong đực có thể mất chức năng giới tính và chết. Ong mật đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sính sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh. Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.
Thùy Linh (Theo Listvers)