Tìm hiểu về loài ong - Phương pháp phòng tránh & xử lý

Trên thế giới có khoảng 20.000 loài ong khác nhau, được phát hiện cách đây khoảng 30 đến 50 triệu năm. Ong có mặt tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngoại trừ hai vùng Bắc Cực và Nam Cực. Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ, cành cây cao, các ống khói hay góc tường.

     

 

DIỆN MẠO

Là một sinh vật có 4 cánh, 5 mắt và 6 chân, toàn thân chúng có rất nhiều lông. Thân thể ong giống như các loài côn trùng khác, có thể chia ra làm ba phần là đầu, ngực và bụng. Ong Chúa có kích thước to nhất, tới là ong đực và nhỏ nhất là ong thợ.Tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng cách quản lý thật độc đáo khiến loài người chúng ta phải học.
 
MÀU SẮC
Màu sắc của ong thường là đen, vang nhạt và nâu nhạt. Ong mật là loài côn trùng đầu tiên mà con người được biết là chúng có thể phân biệt được màu sắc. Chúng có thể phân biệt được màu vàng, xanh da trời và những tia hồng quang tím. Song chúng không thể phân biệt được màu đỏ, đối với chúng màu đỏ nhìn giống như màu xanh lá cây.
 
ĐẶC TÍNH
Ong có một bao tử rất đặc biệt dùng để chứa mật hoa, ong cái có một cái ngòi chích để tấn công kẻ thù. Ong hút mật bằng lưỡi và chuyền xuống dưới bụng qua đường miệng, nó cũng sử dụng ngược lại khi về tổ nhả mật ra nuôi các con ong khác. Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng một thìa cà phê. Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải bay khoảng 88.000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa.
 
THÓI QUEN
Không giống như các loài côn trùng khác, ong không ngủ suốt mùa đông mà chúng bám vào nhau thành một khối dày đặc trong tổ. Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 đến 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 đến 100 nụ hoa trước khi về tổ.
 
BẦY ĐÀN
Mỗi tổ ong có khoảng từ 50 tới nhiều chục ngàn con, nhưng cũng có tổ có khoảng 10 con. Một tổ ong mật bao gồm một nữ ong Chúa, vài trăm con ong đực và hàng ngàn ong thợ. Tổ ong là những hình lục giác làm bằng sáp kế giáp nhau, tổ ong là nơi chứa mật và nuôi các ong nhỏ. Dưới quyền lãnh đạo và tài chỉ huy của một ong Chúa, lực lượng đông nhất trong tổ ong là lực lượng ong thợ. Dưới tay ong Chúa chỉ có hai nhóm chuyên môn là ong thợ và ong đực.
 
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Ong mật có thể bay khoảng 24km/giờ với tần số vỗ cánh khoảng 11.000 lần /phút. Trong trường hợp dân số quá đông trong một tổ ong, con ong Chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và lập một tổ mới. Chúng thường xây tổ ở những chạc cây, nhưng trong một số trường hợp, chúng còn xây tổ ở mái nhà hoặc các ống khói. Chúng xây tổ trên cây, tường hoặc những chỗ trống  trải. Lực lượng đông nhất của tổ ong là lực lượng ong thợ.
 
     
 
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Thực phẩm của ong là các loại hoa, hương hoa cũng tác động đến loài ong.  Ong mật sản xuất mật từ phấn cây mà chúng lấy mật. Ong chứa mật trong túi mật ở tổ chúng. 
Hoa là nguồn thực phẩm của ong, các phấn hoa mang lại cho ong các chất béo, chất đạm và các khoáng chất cần thiết cho con người. Ong đi thu nhặt các phấn hoa và mật hoa từ những đóa hoa. Chúng làm mật từ những mật hoa và ăn những mật này cùng với các phấn hoa. Khi bay đi kiếm ăn, chúng vô tình mang đi những phấn hoa từ đóa hoa này sang đóa hoa kia để tiếp tục chu kỳ tuần hoàn của chúng.
 
TỰ VỆ
Để bảo vệ tổ, ong thợ luôn luôn canh chừng cẩn mật đường vào tổ. Loài ong trở nên hung dữ khi tổ của chúng bị đe dọa. Chúng tấn công bất kể ai cướp mật trong tổ, những con ong canh giữ tổ liền tiết ra một chất hóa học để báo động tới những con ong khác trong tổ bay ra ứng chiến và tiếp sức.
 
SINH SẢN
Vai trò của ong Chúa là đẻ trứng, một con ong Chúa đẻ khoảng 1 triệu trứng trong đời sống khoảng 5 năm tuổi thọ. Trứng ong nhỏ như đầu kim, màu trắng và có hình dáng như trái lê. Khoảng ba ngày sau, trứng nở ra một con vật trắng bé xíu như sán kim. Nhiệm vụ của ong Chúa là đẻ trứng, nhiệm vụ của ong đực là giao tình với ong Chúa để truyền giống. Cứ 24 giờ, mỗi ong Chúa sinh sản ra 1.500 ong thợ. Mất khoảng 21 ngày cho ong thợ trưởng thành cắn vỏ sáp để ra khỏi phòng, trong khi đó mất khoảng 24 ngày cho ong đực trưởng thành.
 
     
 
VÒNG ĐỜI
Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Ong thợ chết không bao lâu sau khi mất ngòi chích. Nếu thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Tuy nhiên nếu sống trong mùa Thu và mùa Đông, vì không bay đi kiếm mật hoa chúng có thể sống tới vài tháng.
 
TÁC HẠI
Ong là một trong số các loài côn trùng nguy hiểm nhất ở Việt Nam, trong số đó có loài ong vò vẽ, ong bò vẽ và ong bắp cày.
Trong các loại nọc ong, nọc ong vò vẽ và nọc ong đất thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như ong mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa. Người giẫm phải tổ ong đất và bị chúng đốt có thể chỉ chạy thêm được mấy bước chân.
 
LỢI ÍCH
Trong các loài ong, quan trọng nhất phải nói là ong mật vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống con người. Trên thực tế, ong đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông nghiệp của con người. Nọc ong mật đã được dùng để chữa bệnh thấp tim, viêm dây thần kinh, viêm đa khớp, hen, đau cột sống và huyết áp cao. Mật ong không chỉ cung cấp chất bổ cho cơ thể mà còn đem lại vẻ đẹp cho mỗi người. Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, tăng cường sức đề kháng và phòng chống nhiễm trùng.
 
     
 
PHÒNG TRÁNH
- Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.
- Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong khi không cần thiết và không đảm bảo an toàn.
- Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng (ong dễ đến làm tổ).
- Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây.
- Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, mang găng tay, mặc quần áo dày và kín.
- Khi ong bay đến, không bỏ chạy, nên đứng im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).
- Cần truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng người dân biết được các nguy cơ, tác hại và hậu quả của các loài ong đốt, đặc biệt là ong vò vẽ để phòng tránh. Theo dõi phát hiện các tổ ong trú ẩn gần nhà để hủy diệt.
 
CỨU CHỮA
Để kịp thời cứu chữa các nạn nhân bị ong vò vẽ đốt có hiệu quả, tránh được các tác hại, biến chứng trầm trọng xảy ra, có thể làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe kể cả tính mạng, nạn nhân cần phải được phát hiện và sơ cứu càng sớm càng tốt trong vòng 10-15 phút. Vấn đề này cần đặc biệt chú ý quan tâm nếu nạn nhân bị đốt bởi các loại ong mà nọc ong có độc tố cao như ong vò vẽ.
Khi bị ong đốt, chỗ bị chích sẽ sưng lên vì nọc đọc và rất đau. Nếu một người bị ong đốt, điều đầu tiên phải làm là ngay lập tức lấy cho bằng được ngòi chích này ra và đừng bao giờ bóp hay nặn nó ra. Vì khi làm như vậy sẽ giảm được số lượng nọc độc bơm vào thân thể của mình. Trường hợp có một số người dị ứng mạnh với nọc độc của ong và có thể dẫn đến thương vong.
Biện pháp xử trí sơ cứu ban đầu bao gồm rửa xà phòng hoặc chất kiềm nhẹ ở các vết ong đốt rồi chườm lạnh, sau đó chuyển ngay nạn nhân lên tuyến y tế có điều kiện phù hợp.
Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 3010
Lượt truy cập: 15365201