Chuột đàn được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng hiện nay chúng được tìm thấy trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.
Nhận biết
Màu lông: nâu đen, xám, phía dưới bụng trắng hoặc đen
Số chân: 4
Hình dáng: dài, mảnh, đuôi có vảy, mắt và tai lớn.
Chiều dài: 30-40 cm bao gồm cả đuôi
Phân bố: gần các vùng duyên hải.
Thói quen
Chuột đàn hoạt động chủ yếu về đêm. Chúng kiếm thức ăn theo đàn lên đến mười con và có xu hướng quay lại nguồn thức ăn mà chúng đã đến trước đó vào cùng một thời điểm và theo cùng một lối đã đi. Chúng leo trèo rất giỏi.
Nơi sống
Thường được tìm thấy trên những cây xà trên nóc, mái nhà và trên cây. Bên ngoài nhà, chúng thích làm tổ dước gốc cây, đống củi, gác mái, mái nhà độc lập, la phông, trần nhà, nóc nhà.
Nguy cơ từ chuột đàn
Chuột đàn đã đánh dấu vị trí của chúng trong lịch sử bởi chúng làm lây lan căn bệnh dịch hạch rất nguy hiểm. Mặc dù ngày nay các nguy cơ này ít hơn, nhưng vẫn còn một số trường hợp bị mắc tại Mỹ mỗi năm. Chuột đàn cũng có thể mang theo bọ chét và lây lan các bệnh như sốt phát ban, vàng da, sốt do chuột cắn, sán heo và salmonella gây ngộ độc thực phẩm.
Ngăn chặn
Để thoát khỏi chuột đàn và ngăn chặn chúng xâm nhập vào nhà, bịt kín bất cứ lỗ hổng hay vết nứt với keo silicone. Giữ cho các loại cây ra khỏi ngôi nhà và cắt các cành nhô trên mái nhà. Chuột đàn bị thu hút bởi bất kỳ nguồn thực phẩm nào chúng có thể xâm nhập, vì vậy hãy dọn sạch trái cây rụng trong sân và giữ rác trong các hộp đựng đậy nắp kín.
Kiểm tra thường xuyên ngôi nhà và các vật dụng xem có các dấu hiệu của chuột đàn không, chẳng hạn như phân chuột, các vết gặm, hàng hóa bị hư hỏng do chúng cắn phá và vết chà nhờn từ lông dầu của chúng.
Nguồn: pestworld.org