Bắt được bọ xít hút máu người tại Bình Định

Sáng 2/9/2012, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) đã tiếp nhận thêm con bọ xít hút máu người do gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên (tổ 42, KV 8, P.Hải Cảng, TP Quy Nhơn) bắt được để tiếp tục nghiên cứu. Đây là con bọ xít thứ ba trong vòng một tuần được mẹ con bà Liên phát hiện và bắt tại nhà mình.

 

 

01

 

Trước đó, lúc 20g45 ngày 1-9, trong lúc cả nhà đang ngồi xem truyền hình, bà Liên phát hiện có con bọ xít bay lòng vòng rồi đáp xuống nền nhà. Hai đêm 26 và 27-8, chị Trần Thị Kim Cúc và mẹ là bà Liên cũng đã bắt 2 con bọ xít ngay giữa nhà.

Cả 3 con bọ xít nhà bà Liên bắt được có hình dáng, kích cỡ giống hệt nhau và giống những con bọ xít hút máu người từng phát hiện và bắt được ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… Bọ xít có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen. Cả 3 con bọ xít nói trên đều đã chuyển giao cho khoa côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn nghiên cứu.

 

Được biết, tối 29-8, hai cán bộ khoa côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn đã đến nhà bà Liên điều tra sơ bộ, nắm bắt thông tin việc bọ xít hút máu người liên tiếp xuất hiện. Tuy nhiên, dù được gia đình cung cấp thông tin rất tỉ mỉ và trực tiếp kiểm tra rất kỹ trên trần nhà, ngõ ngách… nhưng các cán bộ chưa phát hiện được gì.

 

Tiếp nhận con bọ xít bà Liên bắt được tối qua, thạc sĩ Hồ Việt Hiếu - nghiên cứu viên khoa côn trùng - khẳng định cả ba con bọ xít nhà bà Liên bắt được cùng loài bọ xít hút máu người gây buồn ngủ, tuy nhiên bụng chúng chưa có máu. Đây là loại bọ xít có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ di cư sang châu Á và nước ta bằng đường du lịch. Loài bọ xít này có tuổi thọ rất lâu, từ 1-2 năm, đặc biệt không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 20 ngày vẫn sống được.

 

Ngoài việc chích, hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu bất kỳ loài động vật nào nó tiếp cận được như chó, mèo, chuột… Khi đói nó cũng có thể chích, hút nước từ những trái cây chín để sống…

 

Một số thông tin về Bọ xít "hút máu"

Bọ xít "hút máu" được các nhà khoa học Việt Nam thu thập và nghiên cứu từ hơn mười năm nay và đã phát hiện được ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng chưa phát hiện được vai trò truyền bệnh Chagas của loài bọ xít này ở Việt Nam. Theo Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) bọ xít "hút máu người" thường sống ở giường, đệm tủ và hút máu truyền vi khuẩn gây bệnh vào ban đêm, nhưng con người không hề biết.

 

Ban ngày bọ xít "hút máu người" thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới xuất hiện. Loài côn trùng này sống chính bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật thì đốt người là chính. Không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm, bọ xít "hút máu người" còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Cách thức đốt của bọ xít "hút máu người" hoàn toàn khác các loài bọ xít khác đó là cách đốt treo, nó sẽ hút phía mặt dưới tay theo dạng rơi lơ lửng. Khi bị bọ xít hút máu đốt, người dân nên rửa sạch vết đốt tránh viêm nhiễm bằng cách bôi kem chống dị ứng côn trùng.

 

Côn trùng thuộc họ bọ xít ăn thịt phần nhiều là côn trùng có ích, chuyên săn bắt côn trùng khác để ăn, song cũng có một số loài có hại như hút máu người và gia súc. Bọ xít này là véc tơ của Trypanosoma cruzi truyền bệnh Chagas ở châu Mỹ La-tinh. Bệnh Chagas được nhà khoa học người Bra-xin Carlos Chagas phát hiện vào năm 1909.

 

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra một số loài bọ xít hút máu vốn bị nhiễm T.cruzi (do chích vào vật chủ đã nhiễm bệnh) khi hút máu người hay động vật ký sinh trùng sẽ theo vết đốt xâm nhập vào mạch máu. Ngoài ra bọ xít còn thải ra phân có chứa T.cruzi nạn nhân gãi vào vết chích sẽ làm T.cruzi theo máu hoặc chất nhầy xâm nhập vào cơ thể. T.cruzi có thể “ngủ yên” từ 10 đến 20 năm, sau đó sẽ gây một số vấn đề mạn tính về tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

 

Căn bệnh này là một mối họa cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực Trung-Nam Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong số 360 triệu người sống ở những “điểm nóng” của bệnh Chagas, khoảng 90 triệu người có nguy cơ mắc bệnh và gần 10 triệu người đã nhiễm bệnh. Hằng năm có từ 30.000 đến 50.000 người chết vì bệnh Chagas. Riêng ở châu Âu thì Tây Ban Nha, vốn có nhiều dân nhập cư Mỹ La-tinh, là nước có nhiều người nhiễm bệnh nhất với khoảng 2.000 đến 3.000 ca mỗi năm.

 

Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo: Hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa và phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy, để diệt loại bọ xít "hút máu người" này, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế (liên hệ với Pestman với đường dây nóng: 18001554 để được tư vấn thêm về cách phun phòng ngừa).

 

Khi phát hiện chúng thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết. Ngoài ra nên chú ý đến trứng để diệt tận gốc, bằng cách thu lại cho vào túi và đốt chúng.

Nếu bị bọ xít hút máu đốt nên rửa sạch vết đốt dưới vòi nước chảy, tránh viêm nhiễm bằng  cách bôi kem chống dị ứng côn trùng. Nếu vết đốt sưng to, khó chịu, ngứa thì nên đến cơ sở y tế chuyên về da liễu để khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 1523
Lượt truy cập: 5399487