10 điều ngạc nhiên bạn chưa biết về kiến

Mặc dù kiến xuất hiện khá thường xuyên trong cuộc sống của con người, nhưng dường như chúng ta biết rất ít về kiến....

 

 

1. Kiến có thể may các vết thương


Với y học tiên tiến, một vết thương nhỏ cần may được xem là khá đơn giản, chỉ gây ra một ít phiền phức. Tuy nhiên, nếu chúng ta đang ở giữa một thảo nguyên hoang vắng của châu Phi, không có túi cứu thương, và không có bất kỳ sự giúp đỡ từ ai khác xung quanh, việc may kín vết thương lúc đó đồng nghĩa với sự sống hoặc cái chết.
Một số bộ lạc ở Châu Phi, như bộ lạc Masai, đã sử dụng một thủ thuật sơ cứu khá dễ dàng trên đường đi. Khi một chiến binh Masai bị thương, tất cả những gì cần làm là tìm một tổ kiến quân đội, chọn những con kiến to nhất và để chúng cắn vào hai bên của vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến, chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương. Vết may tạm thời được tạo ra bởi những cái ghim bằng đầu kiến có thể kéo dài trong nhiều ngày, và có thể dễ dàng thay thế nếu cần thiết.

 

kiến có thể may các vết thương

 

2. Kiến xuất hiện trên trái đất trước cả loài người


Con người xuất hiện cách đây khoảng 5 triệu năm, trong khi loài kiến có mặt trên trái đất từ Kỷ Phấn Trắng – tức là khoảng 110-130 triệu năm.

 

 Kiến xuất hiện trước cả loài người 

 

3. Kiến biết xử lý các xác chết của chúng  


Chỉ một vài sinh vật trên Trái đất đối xử với các xác chết của chúng với một sự tôn trọng tương đối. Đó là con người, loài voi và loài kiến. Kiến thậm chí còn có các thành viên chuyên biệt để làm việc đó. Khi một con kiến chết trong tổ, chúng sẽ tha xác chết ra bên ngoài để tránh việc nhiễm bẩn hoặc lây lan bệnh tật. Mặc dù bất kỳ kiến thợ nào cũng có thể tha xác ra bên ngoài, nhưng chỉ một vài con kiến cụ thể chuyên làm việc đó.

 

   Kiến biết cách xử lý các xác chết của chúng   

 

4. Có thể sinh sản vô tính


 
Sinh sản vô tính là một hình thức sinh sản mà không cần thụ tinh, tạo ra con cái là một bản sao của con mẹ. Một nhóm kiến Amazon đã cho ra đời bản sao của chính mình, tạo ra một tổ kiến không có kiến đực. Điều này gợi nhớ đến  huyền thoại những nữ chiến binh Amazon kiêu hãnh và rất ghét đàn ông.
Một nhóm kiến lửa khác chỉ gồm kiến đực, được sinh ra từ kiến chúa cũng thực hiện sinh sản vô tính để sinh ra kiến chúa mới. “Âm mưu” của chúng là muốn loại bỏ gen những con cái trong một số trứng đã thụ tinh, để chỉ tạo ra những bản sao hoàn hảo của kiến cha. Cách thức sinh sản độc đáo này đã tạo ra những tổ kiến chỉ gồm cùng một loại: bản sao của kiến chúa, bản sao của kiến đực hoặc bản sao của kiến cái có các gen kết hợp.

 

     Kiến có thể sinh sản vô tính     

 

 

5. Dạy dỗ kiến con


 
Là một côn trùng xã hội, kiến tổ chức tổ của chúng thành một hệ thống rất thông minh. Chúng phân công những kiến thợ đảm nhận những công việc chuyên môn khác nhau như tìm kiếm thức ăn, bảo vệ tổ hoặc chăm sóc trứng và kiến con. Điều đặc biệt là khi sinh ra kiến không hề có kỹ năng này. Do đó, chúng phải học tập để biết cách thực hiện công việc đó. Các “giáo viên” kiến sẽ hướng dẫn công việc để kiến con học làm theo – giống như ở con người. Và nếu một “học viên” kiến tiếp thu quá chậm và bị thất bại trong "kỳ thi" của nó, nó sẽ được chuyển sang làm những công việc khác không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.

 

       Kiến biết phân công công việc và dạy dỗ kiến con

 

       

 

6. Kiến biết làm nông nghiệp


 
 Trong số tất cả các sinh vật trên trái đất, chỉ có bốn loài làm nông nghiệp như một phương tiện sinh tồn là bọ cánh cứng ăn vỏ cây, mối, con người và kiến. Trước khi rời khỏi tổ nơi được sinh ra, con kiến chúa đầu tiên đã lén bò vào 1 khu vườn và lấy đi một số nấm nhỏ. Sau đó, nó trồng những cây nấm này và phát triển thành khu vườn của riêng nó để nuôi con. Kiến Attine thậm chí còn biết sử dụng các chất trừ sâu để chống lại ký sinh trùng có ảnh hưởng đến “vụ mùa” của chúng.

 

         Kiến biết làm nông nghiệp

         

 

 

7. Sử dụng chất diệt cỏ và khử trùng


Một số nấm độc có thể tiêu diệt các cây nấm trong vườn của kiến. Để ngăn ngừa điều này, lớp biểu bì của kiến tiết ra một loại kháng sinh làm ức chế sự phát triển của nấm độc nhằm bảo vệ “mùa màng”.

 

            Kiến biết cách để diệt cỏ bảo vệ mùa màng

 

            

 

8. Kiến biết Chăn nuôi


Không chỉ biết “trồng trọt”, kiến còn có khả năng “chăn nuôi”. Các loài côn trùng được kiến nuôi như rệp, rệp sáp, sâu bướm tiết ra một chất lỏng có vị ngọt như mật. Kiến canh chừng những kẻ thù săn “gia súc” của chúng, thậm chí kiến còn đưa “gia súc” của mình đi ăn ở những nơi khác nhau, giống như việc con người đi chăn bò. Đến thời điểm thu hoạch “sữa”, kiến sử dụng râu của mình để“vắt sữa”. Kiến cũng mang theo các “gia súc” của mình khi chuyển đến các khu vực mới.

 

              Kiến chăn nuôi một số loài côn trùng để lấy thực phẩm              

 

9. Kiến tiến hành các cuộc chiến tranh


 
Chiến thuật chiến tranh của kiến tương tự như của con người: tùy thuộc vào những gì bị đe dọa kiến sẽ sử dụng các chiến thuật khác nhau. Kiến cũng tạo ra các mùi hương kích động  để đối phương hiểu lầm và đánh nhau.

 

               Kiến có thể chiến tranh với nhau               

 

10. Thực hành chế độ nô lệ


 
Kiến được biết đến là những “công nhân” chăm chỉ. Tuy nhiên, cũng giống như con người, kiến cũng có những phần tử “thối nát”. Có một số loài kiến sống phụ thuộc vào sức lao động của “nô lệ”, và do đó chúng sẽ tích cực tiến hành chiến tranh để cướp kiến con và nô dịch chúng khi nở ra.


                Kiến có thể tạo ra chế độ nô lệ với những con kiến khác                

 

Nguốn: toptenz

 

 

 

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 2762
Lượt truy cập: 5400726