Gián Đông Phương

Loài này đa dạng về tên gọi vì ưu tiên của chúng cho vùng tối, ẩm ướt và mát mẻ. Con đực và cái đều không có khả năng bay

Gián Đông Phương có bề ngoài rất đa dạng, cơ thể chúng có vỏ màu nâu bóng đến nâu đỏ sẫm, dài khoảng 25-32mm.

Các con gián đực có kích thước nhỏ chỉ dài khoảng 25mm, cánh dài khoảng ¾ so với than, chỉ phô bày một phần cơ quan ở vùng bụng. Cánh của gián đực trưởng thành bao bọc khoảng 2/3 vùng bụng.

Gián cái trưởng thành có kích thước lớn hơn, lên đến 32mm, bù lại chúng không có cánh, chỉ có một miếng cánh lớn bao bọc 2 phân đoạn của cơ thể.

Gián Đông Phương sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên, hầu hết được tìm thấy ở ngoài trời trong thời tiết ấm áp, bên dưới lớp mùn trong bùn cây, lá vụng, dưới các viên đá hoặc tàn tích trong tự nhiên, nhưng trong thời kì hạn hán, có thể có sự tác động đến sự thay đổi chỗ ở của chúng, chúng sẽ tìm kiếm những nơi độ ẩm cao hơn. Mùa hè, chúng có thể xâm nhập vào nhà và ưa những nơi ẩm ướt, thoáng mát, đó có thể là trong các lỗ hổng hoặc khe nứt bên dưới hiên nhà, trong các bức tường và tầng ngầm. Tại các khu vực trung tâm, ta có thể tìm thấy số lượng lớn gián Đông Phương sinh sống trong ống thoát nước mưa và các cống rãnh.

Gián Đông Phương được biết ưa sống trong các bãi rác, phế liệu hoặc các vật thể trong tình trạng phân hủy. giống các loài gián khác, chúng là loài ăn tạp và sống tốt nhờ bới móc các mẩu thức ăn vụn, động vật và thực vật đang trong tình trạng phân hủy. Chúng dường như đặc biệt thích rác và thức ăn thừa. Loài gián này rất phụ thuộc vào nước. Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể sống 1 tháng mà không cần ăn nhưng sẽ chết trong 2 tuần nếu thiếu nước.

Gián Đông Phương đều trải qua 3 giai đoạn sinh trưởng: trứng, nhộng và trưởng thành. Hình thức đẻ trứng của con cái thông qua đẻ các bọc trứng còn được gọi là túi bào tử. Một túi bào tử chứa rất nhiều trứng và được bao bọc bởi một chất protein mà sẽ từ từ cứng lại thành một lớp vỏ rắn chắc, kiên cố.

Gián Đông Phương cũng có tính xã hội, sống thành bầy theo số lượng lớn. Do đó chúng ta có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu như đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống, thói quen ăn uống cũng như hình thức sinh sản.

Gián Đông Phương có thể là tác nhân truyền nhiễm vi khuẩn vào thức ăn, gồm khuẩn E.coli và các mầm bệnh khác. Vì tập tính bới móc thức ăn ở các bãi rác và các chất hữu cơ phân hủy, chúng có thể mang vi khuẩn trên chân và cơ thể của chúng từ khu vực ô nhiễm và lây truyền khắp nơi.

VAF

Hỗ trợ khách hàng
HCMC branch
Hotline
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 2944
Lượt truy cập: 15365135