Vì sao nhà bị bọ đậu đen bâu kín?

Bọ đậu đen ùn ùn “bao vây” nhà dân Nóng từ địa phương ngày 15/6:Kon Tum- Rợn người bọ đậu đen vây…. làng, chục năm chưa có lời giải Đồng Nai: Người dân bỏ nhà ra vườn ở vì bị bọ đậu đen tấn công

 

Tình trạng côn trùng đậu đen xuất hiện, quấy rối cuộc sống sinh hoạt của người dân không phải bây giờ mới có. Những năm trước, báo chí cũng từng nhiều lần đưa tin về hiện tượng bất thường này. Vào năm 2009 tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương bọ đậu đen đã tấn công nhiều nhà dân. Đã có người phải... đốt nhà, chuyển đồ đạc đi nơi khác mà vẫn bị loài côn trùng này tấn công. Tuy nhiên cho đến nay, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi, thậm chí số lượng bọ đậu đen còn tăng lên một cách đáng lo ngại.

Theo thông tin mới nhất thì hiện nay, bọ đậu đen lại bắt đầu tái xuất tại một số khu vực thuộc xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều hộ dân mất ăn mất ngủ vì bị loại bọ này “làm phiền”.

Hầu hết năm nào cứ vào thời điểm đầu mùa mưa, bọ đậu đen lại xuất hiện tại địa bàn huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Loại bọ này cứ về dày đặc chui rúc khắp nơi, bốc mùi cay nồng rất khó chịu. Mặc dù các gia đình đã dùng nhiều biện pháp và nhiều loại thuốc xịt đuổi nhưng bọ đậu đen không những không giảm mà ngày càng nhiều, gây khó khăn hơn cho cuộc sống của các gia đình.

Bọ đậu đen là côn trùng gì?

Bọ đậu đen hay Mọt đậu đen là một loài côn trùng cánh cứng, tên khoa học là Mesomorphus villiger, thuộc Bộ Coleoptera, Họ Tenebrionidae. Theo Sở Tài nguyên-Môi trường Đồng Nai thì loài bọ này thường xuất hiện ở một số tỉnh, thành như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương vào đầu mùa mưa.  

                                Bọ đậu đen nhan nhản khắp nơi

Bọ đậu đen sống trong đất ở những nơi có vườn cao su, rừng, vườn cây ăn trái nhưng không gây hại thực vật. Chúng có tính hướng quang nên thường bay vào nhà với mật độ cao, lại có mùi hôi nên gây khó chịu cho con người. Bà con nông dân nên thắp đèn ngoài sân để dẫn dụ bọ đầu đen đến rồi quét lại, sau đó chôn sâu kèm theo vôi bột hay các chất diệt côn trùng khác.

Đặc tính của bọ đậu đen

Tuy không gây tác hại cho cây trồng nhưng trở ngại cho sinh hoạt của con người và vật nuôi, vì bọ đậu đen gây cảm giác rất khó chịu, làm hoang mang, lo sợ cho mọi người.

Cũng theo những người dân thì loại bọ này xuất hiện cả chục năm nay và cứ mùa mưa đến là lại xuất hiện, bọ đậu đen không cắn người nhưng khi bị dẫm lên sẽ tiết dịch, chất dịch này có thể làm phần da mình tiếp xúc với chúng bị phỏng rộp.

        

                                                                                                    Bọ đâu đen làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

Bọ đậu đen thường trú ngụ ở những nơi như nhà lá, khu đất ẩm thấp, thời gian chúng lưu trú kéo dài khoảng 5 tháng trong một năm, hàng tháng khi có trăng lên là bọ đậu đen xuất hiện, vào chiều tối, khi ánh điện  của các gia đình bật sáng là chúng bay vào nhà.

Tệ hại hơn, mùi hôi của chúng như mùi hôi nồng của con  bọ xít. Cùng với sự xuất hiện của bọ đậu đen thì nhiều gia đình còn mất thêm thời gian để lo dọn dẹp nhà vào mỗi sáng và họ cũng làm đủ mọi cách nhưng chưa thể diệt tận gốc loại bọ này. Đến nay hầu hết các loại thuốc vẫn chưa có thể tận diệt loại bọ này mà chủ yếu chỉ là diệt tạm thời.

Cách tiêu diệt bọ đậu đen

Theo những người am hiểu, ấu trùng bọ đậu đen sống chủ yếu dưới lá mục của các vườn cao su. Vào đầu mùa mưa và nhất là những đêm trăng sáng là thời điểm sinh sản của bọ đậu đen. Thời kì này, chúng bay tứ tán vào nhà dân và mang theo chất dịch hăng hắc để thu hút đồng loại và lưu mùi lại. Vì thế, nhà nào đã “dính” thì coi như xong, dù có… đốt nhà thì vật dụng trong nhà vẫn còn mùi của bọ đậu đen, nên khi dựng nhà mới hoặc chuyển nhà đi nơi khác thì năm sau chúng vẫn theo mùi mà tìm đến.

              

                                       Việc dùng khò lửa để diệt bọ chỉ là phương pháp tạm thời vì bọ đậu đen sẽ theo mùi mà tìm đến

 Để diệt loại bò này, người ta xịt thuốc trừ sâu nhưng cũng không có hiệu quả cao. Ngoài ra, mùi hôi của thuốc còn ảnh hưởng đến người, động vật nuôi. 

Do bọ đậu đen cư trú trong nhà, vì vậy việc phòng trừ chúng phải sử dụng những loại thuốc ít độc đối với người, gia súc và môi trường. Qua khảo sát chúng tôi đã tìm được 2 loại thuốc: Permecide 50 EC và thuốc Fendona 10 SC có hiệu qủa diệt trừ bọ đậu đen cao và rất an toàn.

PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết, loại thuốc n ày có hàm lượng tinh dầu chiếm từ 10-40% và 1% chất hoạt tính sinh học. Sau nhiều tháng, PGS-TS Lâm và các cộng sự tại đây đã nghiên cứu được 6 mẫu thuốc. Qua thử nghiệm, có ba trong số 6 mẫu trên cho kết quả tốt nhất, tức tiêu diệt bọ đậu đen đến 85% sau 1giờ phun. Giá thành sản xuất khoảng 6.000 đồng/100ml và có thể pha với 5 - 6 lít nước khi sử dụng. 

                  

Sau khi pha thuốc vào nước người dân xịt như bình thường. Xịt xong để thuốc ngấm và cho bọ chết hẳn rồi lại tiếp tục xịt lần 2, trong khoảng thời gian ngắn bọ đậu đen sẽ không dám quay trở lại

Đặc điểm của loại thuốc này là làm tê liệt hệ thần kinh của bọ đậu đen. Đặc biệt, nhờ được bổ sung các hệ oxyt kim loại có cấu trúc nano như bạc, titan, đồng vào thuốc nên thuốc còn có tác dụng tẩy mùi. Nhờ vậy, những lần sau, bọ đậu đen không tìm thấy mùi để đến. Ngoài ra, bọ đậu đen còn dễ bị hấp dẫn bởi mùi thuốc do thành phần thuốc có chất dẫn dụ là tinh dầu. 

“Sau khi phun thuốc có gốc sinh học này, gia đình vẫn sinh hoạt bình thường. Bọ đậu đen đến nay không còn trở lại nữa”, ông Nguyễn Văn Cải, ấp Bà Phải, xã Long Nguyên, huyện Phú Giáo, Bình Dương cho biết. 

Kết quả thử nghiệm độc tính của thuốc trên chuột do bộ môn dược lý lâm sàng, ĐH Y Dược TP HCM thực hiện, cho thấy thuốc không gây độc cho người.

Trang Vũ (tổng hợp)

 

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 1579
Lượt truy cập: 5367649