Một số loài mối điển hình ở Việt Nam - phần 2

Cùng PestMan tiếp tục tìm hiểu về một số loài mối phổ biến tại Việt Nam...

 

3. Mối cấy nấm tổ chìm (Tên khoa học là Odontotermes hainanensis)


Loài này nuôi cấy nấm Termitomyces để phân huỷ cellulose thành đường và các sản phẩm khác rồi mới ăn. Do đó, nó có tên gọi là mối cấy nấm.


3.1 Tác hại:

Thường ăn vỏ cây, gỗ mục. Chúng chỉ tấn công bề mặt cấu kiện gỗ, ít khi ăn ngầm bên trong gỗ. Đối với các cấu kiện gỗ không cứng lại sử dụng lâu ngày cũng bị chúng ăn hại đáng kể.
Loài này làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, phá hoại các hoa văn cổ trên gỗ. Chúng phá hại đê và làm sụt lún nền công trình xây dựng.


3.2 Phân loại:

Gồm 2 loại là mối thợ và mối lính, trong đó mối thợ lại gồm 2 dạng: một loại mối thợ lớn hơn mối lính và một loại nhỏ hơn mối lính.


3.3 Hình dạng:

Mối thợ lớn có đầu ngắn, màu vàng đỏ, lưng bụng có vết đen do thức ăn trong ruột. Mối thợ nhỏ có đầu ngắn, đầu nhạt hơn đầu mối thợ lớn, bụng nhỏ và ngắn hơn bụng thợ lớn. Mối lính có hàm cong rõ ràng, đầu vàng đỏ, thường tiết nhựa màu nâu ở miệng khi bị kích động.


3.4 Phân bố:

Loài này phổ biến ở các đập hồ chứa nước trên cao như: Đa Nhim, Tây Nguyên.


3.5 Sinh sản:

Mối cánh bay phân đàn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Chúng bay lúc trời vừa mưa xong hoặc đang mưa nhỏ.
Mối cánh sau khi ghép đôi chui xuống làm tổ dưới đất. Sau 1 tuần cặp đôi trong tổ thường có từ 8 - 24 trứng, phổ biến có 14 - 16 trứng.
Chúng thường chọn nơi đất xốp để làm tổ. Tổ của loài này hay nằm ở rìa mặt đê, mái đê.


3.6 Nhận biết tổ mối cấy nấm tổ chìm:  

Mối Odontotermes hainanensis ăn hại gỗ

Mối Odontotermes hainanensis ăn hại gỗ


•    Tổ của loài này nằm hoàn toàn dưới đất, tổ có nhiều khoang.
•    Khoang chính có đường kính từ 20-80cm, chiều sâu tính từ mặt đất đến đỉnh của khoang chính thường sâu 50cm. Khoang phụ có đường kính từ 7 - 18cm. Số lượng khoang phụ có thể tới hàng trăm.
•    Bên dưới khoang tổ có nhiều hang giao thông đi xuống dưới và đi ra xa tới vài chục mét. Tổng thể tích rỗng của một tổ có thể lên tới 2m3.
•    Trước khi bay giao hoan phân đàn, mối thường đắp từ 3 - 66 nắp phòng đợi bay lộ trên mặt đất.
•    Nắp phòng đợi có dạng hình tháp hoặc hình trụ, đường kính 12 cm, cao nhất tới 9 cm. Mối đắp phòng đợi bay vào nhiều đợt;
•    Nắp phòng đợi bay của mối có trên mặt đất từ tháng 2 đến giữa tháng 4, đôi khi đến tháng 5. Đây là thời điểm dễ pháp hiện tổ mối nhất trong năm.


4. Mối Macrotermes gilvus


4.1 Tác hại:

Loài này làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, phá hoại các hoa văn cổ trên gỗ. Chúng phá hại đập và làm sụt lún nền công trình xây dựng, cây trồng.

        Mối Macrotermes  ăn rỗng khung cửa         

Macrotermes gilvus ăn cáp điện và gây chập điện


4.2 Phân loại & hình dạng:

Loài này có 2 dạng lính và 2 dạng thợ. Mối lính lớn có đầu to hơn thân, màu vàng đỏ, bụng màu phớt nâu. Mối lính nhỏ nhở hơn mối thợ lớn, có đầu màu vàng, hàm dài, mảnh, bụng màu phớt nâu. Mối thợ lớn có đầu ngắn, vàng, lưng bụng màu trắng trong có vết đen, nhỏ hơn mối lính lớn. Mối thợ nhỏ có đầu ngắn, màu vàng bụng giống màu bụng mối thợ lớn.


4.3 Phân bố

Loài này rất phổ biến từ Tam Kỳ (Quảng Nam - Đà Nẵng) tới cực Nam Việt Nam. Chúng có mặt trong tất cả các sinh cảnh, có trên tất cả các loại đất trừ đất cát và các loại đất mặn ven biển và đất phèn chua mặn. M. gilvus có mặt trong dải độ cao từ trong dải độ cao từ 0m đến 1500m. Loài này có ở Nam Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Malaisia, Philippin.


4.4 Nhận biết tổ Macrotermes gilvus:

 

           Tổ Macrotermes gilvus trên mặt cắt đứng qua tâm tổ            


•    Tổ của loài này là ụ đất cứng, nổi dạng mồ mả, trong có khoang rỗng. Bên ngoài là thành tổ mối.
•    Thành tổ của loài này có cấu tạo từ các hạt sét, bụi, cát, rất rắn chắc đặc biệt về mùa khô ở những vùng khô hạn. Thành tổ uốn thành vòm, trong thành tổ có các khoang rỗng chứa vườn nấm và các khe rỗng nối với nhau xuất phát từ khoang tổ đi ra vỏ thành tổ và lên trên đỉnh tổ.
•    Dưới thành tổ là khoang tổ chính. Xung quanh thành khoang chính có nhiều khoang chứa vườn nấm. Khu trung tâm thường không chứa vườn nấm nhưng có nhiều con non và có hoàng cung.
•    Hoàng cung (nơi ở của mối vua và mối chúa) là 1 khối đất sét, rỗng ở phía trong, phía dưới phẳng, xung quanh hoàng cung có nhiều lỗ ra vào, thường nằm cạnh khu trung tâm. Số lượng hoàng cung trong 1 tổ có thể có nhiều nhưng chỉ một hoàng cung có vua chúa. Từ bên trong hoàng cung có nhiều lỗ đi ra bên ngoài, kích thước từ 2mm đến 4mm.
•    Dưới đáy khoang trung tâm có các ngăn nhỏ chứa thức ăn dự trữ. Số lượng các ngăn dự trữ trong 1 tổ có thể lên tới hàng trăm.
•    Khoang phụ (là khoang nhỏ và không chứa hoàng cung) của loài này phân bố trên thành tổ và ở xung quanh, dưới mặt đất. Hình dạng không theo hình dạng nào. Kích thước khoang phụ trên thành tổ thay đổi từ 5 đến 15cm, dưới lòng đất có thể đạt tới 30cm.
•    Từ khoang tổ có hang đi ngang và chia nhánh đến mặt đất tạo thành hệ thông hang đi kiếm ăn. Các hang nằm ngang có thể đi rất xa: tới 30m thậm chí tới 86m. Từ khoang tổ cũng có nhiều hang đi sâu xuống phía dưới để lấy nước, độ sâu có thể từ 2m đến 10m.

 

Theo TS. Nguyễn Tân Vương
Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 1894
Lượt truy cập: 5367964