Mối chúa sinh ra từ đâu? Tìm hiểu về thế giới côn trùng

Côn trùng là nhóm động vật có số lượng đa dạng và đông đúc nhất trên địa cầu. Hiện nay, người ta thống kê có khoảng 6 – 10 triệu loài côn trùng đang sống trên Trái Đất. Và chắc chắn, với số lượng này thì còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về chúng. Cùng xem mối chúa sinh ra từ đâu để hiểu hơn về thế giới các loài động vật! Kienthuctonghop.vn sẽ giới thiệu về 5 loài côn trùng phổ biến với những tập tính thú vị. Nếu muốn biết ve sầu kêu như thế nào, kiến có sức mạnh ra sao,… bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Không chỉ bạn, trẻ nhỏ cũng sẽ rất lý thú với bài viết này đấy nhé!

Nhật ký thế giới côn trùng: những điều bổ ích và lý thú

Mối chúa sinh ra từ đâu? Vòng đời của mối kéo dài bao lâu?

Mối là một trong những loài côn trùng có đời sống kỷ luật rất cao. Một tổ mối được phân cấp bậc rõ ràng với các nhiệm vụ khác nhau. Chúng đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Trong đó:

– Mối thợ chiếm số lượng lớn nhất trong đàn. Chúng có vai trò chăm sóc mối chúa và các ấu trùng mối con. Mối thợ còn đảm nhận việc kiếm thức ăn và xây tổ, bảo vệ tổ.

 

– Mối chúa có thân hình “đồ sộ” nhất và nắm giữ quyền lực lớn nhất trong tổ. Mối chúa rất khó khăn để di chuyển nên nó chỉ có thể nằm một chỗ. Nó chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất đó là sinh sản trứng.

Mối chúa với thân hình đồ sộ có nhiệm vụ sinh sản

Vậy mối chúa sinh ra từ đâu?

Vòng đời của mối chúa thường là từ 25 – 50 năm để sinh nở ra trứng. Khi mối chúa đạt 10 tuổi, khả năng sinh sản của nó tốt nhất với khoảng 4.000 – 5.000 trứng mỗi lần.

Trong tổ mối, chỉ có duy nhất một con cái, nếu có cá thể mối chúa thứ 2, chúng sẽ tự động tách tổ. Nhật ký thế giới côn trùng cho thấy, mối chúa thường được sinh ra vào khoảng tháng 6 hàng năm. Những con mối đực và mối cái có cánh sẽ bay vào nhà và tìm bạn đời để xây dựng tổ mới. Một trong hai con mối đó sẽ trở thành mối chúa với nhiệm vụ sinh sản và tăng số lượng thành viên trong tổ lên vài nghìn con sau vài tháng.

Nhật ký thế giới côn trùng với những chú ve sầu

Ve sầu là một côn trùng với những đặc điểm nổi bật như đầu to, cánh trong có vân… Người ta thống kê được khoảng 2.500 loài ve sầu phân bố khắp các nơi trên Thế giới.

Ve sầu – tác giả của những dàn đồng ca trưa hè oi nóng

Tiếng kêu của ve sầu từ đâu mà ra?

Ve sầu nổi tiếng nhất với những tiếng kêu râm ran tạo nên các “bản giao hưởng mùa hạ”. Vậy tiếng kêu này được phát ra từ đâu? Tiếng ve chỉ xuất hiện ở ve đực. Chúng được tạo ra bởi các màng rung trên bụng của ve sầu đực. Mỗi con ve sẽ tạo ra một âm thanh với tiếng kêu to nhỏ khác nhau.

Vòng đời của ve sầu kéo dài bao nhiêu năm?

Những chú ve sầu chỉ râm ran khi mùa hạ, vậy những thời gian khác trong năm, chúng đi đâu? Hiện nay có khoảng 3.000 loài ve sầu khác nhau với một phần ít có tuổi thọ lớn (lên đến 17 năm). Chúng sẽ xuất hiện vào 1 thời điểm và “án binh bất động vào các khoảng thời gian khác. Phần lớn ve sầu xuất hiện mỗi năm một lần vào giữa mùa hè.

Ve sầu đẻ trứng, trứng nở ra và trở thành những ấu trùng. Ấu trùng ve sầu đào đất để hút chất dinh dưỡng từ rễ cây. Mỗi con ve cần vài năm để có thể trưởng thành. Ve sầu hút chất dinh dưỡng của cây để phát triển, điều này có thể gây ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên, với những cây lâu năm thì điều này “không hề hấn” gì đâu nhé!

Sau khi lột xác, ve sầu để lại một chiếc xác khô trên thân cây

Khám phá loài ong trong nhật ký thế giới côn trùng

Ong vừa có ích cũng vừa có thể gây hại cho đời sống con người. Những tổ ong làm trong nhà thường không được chào đón vì có thể gây nguy hiểm cho con người. Nhưng người ta cũng thường nuôi ong để tạo ra giá trị kinh tế cao.

Tập tính của loài ong có gì đặc biệt?

Ong, mối, kiến,… là những côn trùng có tập tính bầy đàn cao, tương đối chặt chẽ. Mỗi đàn ong thường có từ 25.000 – 50.000 con ong cùng sinh sống. Trong đàn, mỗi con ong có nhiệm vụ riêng biệt. Chúng gồm:

– Ong chúa giữ nhiệm vụ sinh sản ra các ong thợ và ong đực. Cũng như mối chúa, ong chúa chỉ có 1 con duy nhất trong đàn. Ong chúa chỉ giao phối 1 – 2 lần trong đời. Tuy nhiên, chúng có khả năng lưu giữ tinh trùng và duy trì đẻ trứng suốt quãng đời của mình.

Ong chúa – thủ lĩnh của đàn ong

– Ong thợ thực hiện hầu hết các công việc trong tổ ong. Chúng có vai trò bảo vệ, xây dựng tổ, chăm sóc trứng, ong chúa, con non, điều chỉnh nhiệt độ của tổ ong… Bên cạnh đó, những con ong đi tìm phấn hoa, tạo ra mật ong cũng chính là những chú ong thợ.

– Trong nhật ký thế giới côn trùng, ong đực chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa để sinh sản.

Tuổi thọ của ong có lớn không?

Tuổi thọ của loài ong được ghi nhận là khác nhau. Ong chúa có tuổi thọ lớn nhất với từ 1 – 3 năm trong khi con số này ở ong thợ chỉ là 6 tháng. Ong đực thường sẽ chết sau khi giao phối, tuổi thọ lớn nhất của chúng là 43 ngày, ngắn nhất là khoảng 14 ngày.

Vòng đời của một con ong

Nhật ký thế giới côn trùng với loài kiến – mang sức mạnh khủng khiếp

Kiến – với số lượng cá thể cực lớn mỗi đàn được tìm thấy dễ dàng ở khắp các nơi. Hiện nay, có khoảng 12.500 loài kiến chủ yêu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Để xây dựng được tổ kiến, chúng được chia thành những con kiến với nhiệm vụ khác nhau như:

– Kiến chúa có nhiệm vụ duy nhất là đảm bảo và duy trì số lượng kiến trong đàn.

– Kiến thợ chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, xây tổ,…

– Kiến lính để canh gác tổ, đuổi các con kiến khác khỏi lãnh thổ tổ của mình.

Kiến ăn gì và có tuổi thọ bao lâu?

Nguồn thức ăn của kiến khá đa dạng và không giới hạn. Kiến có thể ăn hạt động vật khác, đồ ngọt, lá cây,… Chúng có thói quen “tập thể” rất cao nên việc di chuyển tìm kiếm thức ăn không gặp quá nhiều khó khăn.

Kiến có thể ăn được đa dạng loại thức ăn

Vòng đời của kiến trải qua 4 giai đoạn là trứng – nhộng – ấu trùng – kiến trưởng thành. Tùy thuộc vào từng loài cũng như cấp bậc trong tổ mà kiến sẽ có tuổi thọ khác nhau. Thông thường, trong điều kiện lý tưởng, kiến chúa có thể sống đến 10 năm hoặc lâu hơn.

Trong khi đó, kiến đực sẽ chết trong khoảng 1 tuần sau khi giao phối. Kiến thợ có thể sống vài tháng nếu không gặp “bất trắc” khi kiếm thức ăn, bảo vệ tổ,…

Đến sức mạnh siêu phàm của loài kiến

Mặc dù có kích thước khá nhỏ nhắn nhưng kiến lại mang trong mình sức mạnh phi thường. Chúng có thể mang được những vật lớn hơn 40 – 50 lần trọng lượng cơ thể. Do đó, bạn có thể bắt gặp những chú kiến nhỏ xíu xiu mang gồng mình khiêng những miếng thức ăn lớn, nặng.

Một con kiến có thể vận chuyển thức ăn có khối lượng gấp 40 – 50 lần cơ thể

Kiến nhận biết đồng loại bằng mùi hương

Một điều thú vị trong nhật ký thế giới côn trùng là mỗi tổ kiến sẽ có một mùi hương riêng biệt. Và đây là cách để chúng nhận biết đồng loại và phân biệt các con kiến khác tổ.

Kiến chúa và kiến đực có cánh và chúng sẽ bay ra ngoài để thực hiện việc giao phối. Sau đó, con đực sẽ chết và trở thành thức ăn của kiến chúa trong những ngày đầu xây dựng một tổ kiến mới.

Bọ rùa – côn trùng cánh cứng

Bọ rùa có nhiều tên gọi khác nhau tại các địa phương khác nhau. Đây là tên gọi chung cho các loài côn trùng có thân bầu dục, có chấm trên cánh. Tùy vào từng loài mà số chấm tròn trên lưng, cánh của chúng cũng khác nhau.

Bọ rùa – côn trùng cánh cứng có khả năng sinh sản kỳ lạ

Bọ rùa khá nổi bật với màu sắc nhỏ nhắn, đáng yêu và hầu hết vô hại với con người. Chúng có thể ăn các côn trùng gây hại cho cây trồng. Một con bọ rùa có thể ăn được khoảng 5.000 con rệp vừng hoặc hơn nữa mỗi ngày. Bọ rùa sẽ đẻ trứng trên các lá cây có rệp vừng. Khi trứng nở ra ấu trùng, chúng sẽ bắt đầu ăn loại côn trùng gây hại này.

Một số khám phá thú vị về bọ rùa

– Màu sắc để cảnh báo kẻ thù

Bọ rùa có thể báo hiệu sự độc hại cho kẻ thù bằng cách sử dụng màu sắc aposematic. Hầu hết các loài săn mồi đều tránh những bữa ăn có màu đỏ và đen. Do đó, bọ rùa vừa bảo vệ được bản thân và cũng có thể bảo vệ bữa trưa của chính mình.

– Bọ rùa có thể sinh trứng hữu sinh hoặc vô sinh

Trong điều kiện khan hiếm thức ăn, bọ rùa mẹ có thể tốn nhiều năng lượng để sản xuất nhiều trứng vô sinh hơn. Đây sẽ là nguồn dinh dưỡng sẵn có cho ấu trùng bọ rùa.

Những đốm trên lưng giúp phân biệt loài bọ rùa

– Bọ rùa ngủ đông?

Bọ rùa sẽ tìm nơi trú ẩn trong điều kiện nhiệt độ giảm đi. Chúng sẽ tập trung vào một vị trí để có thể sưởi ấm cho nhau. Đôi khi, chúng gây không ít phiền toái cho con người vì số lượng bọ rùa đi tránh rét quá lớn.

– Không thể đoán tuổi của bọ rùa nếu chỉ đếm các đốm trên lưng

Nhiều người nhầm tưởng những đốm trên lưng của bọ rùa là số tuổi của chúng. Thực chất, chúng không có liên quan gì đến nhau cả. Bạn có thể đếm số đốm trên lưng để xác định loài của bọ rùa.

Đời sống sinh vật vô vàn điều lý thú và bổ ích phải không nào? Hy vọng với những thông tin hữu ích trong nhật ký thế giới côn trùng này, quý vị có thể khám phá thêm nhiều điều về đời sống xung quanh.

 

Nguồn: Kiến thức tổng hợp.

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 1861
Lượt truy cập: 5373976