Đề phòng rắn cắn mùa mưa bão và cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến phức tạp. Ngoài các rủi ro về thiên tai thì mưa bão, ngập lụt cũng làm gia tăng tình trạng xuất hiện rắn độc, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao. Sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng cách giúp hạn chế nguy cơ tử vong.

Ngập lụt, mưa bão không chỉ tác động xấu đến sức khỏe con người như dễ mắc bệnh về mắt, bệnh về da, viêm nhiễm, nấm ngứa... và nguy hiểm hơn nước lũ là môi trường sống của nhiều loài rắn độc. Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp Ngập lụt, mưa bão không chỉ tác động xấu đến sức khỏe con người như dễ mắc bệnh về mắt, bệnh về da, viêm nhiễm, nấm ngứa... và nguy hiểm hơn nước lũ là môi trường sống của nhiều loài rắn độc. Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị tử vong. Tuy nhiên, rất ít người nắm được những kỹ năng cần thiết trong sơ cứu khi bị rắn độc cắn.

1. Kiểm tra xem vết cắn phân biệt rắn độc và không độc

Không phải rắn nào cũng có độc. Rắn độc thường có hai răng độc lớn hay còn gọi là móc độc ở vị trí cửa hàm trên. Nên chỉ cần nhìn vết cắn có thể phân biệt được loại này có độc hay không.

Tuy nhiên ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với rắn độc mà một số loại rắn có thể phun nọc độc từ xa cách nạn nhân một khoảng nhất định, đặc biệt là rắn hổ mang. Khi bị trúng độc rắn, chúng có thể gây tổn thương ở da hoặc niêm mạc (mắt), rồi từ đó gây nhiễm độc cơ thể.

Loại rắn độc - Ảnh Internet

2. Triệu chứng khi bị rắn độc cắn

Mỗi loại rắn đều có những loại độc riêng và biểu hiện của người bị bị rắn độc cắn cũng khác nhau. Sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần biết những triệu chứng của nạn nhân để có hướng xử lý phù hợp.

 

Ví dụ, rắn hổ mang cắn thường có những biểu hiện tại vết cắn thấy đau buốt, nhìn thấy vết răng (một hoặc hai vết răng), phù nề lan toả, hoại tử. Các biểu hiện trên toàn thân như sụp mi mắt, giãn đồng tử, khó nuốt, khó nói, khó thở do liệt cơ hô hấp, liệt chi, phản xạ gân xương giảm; bloc nhĩ thất, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, suy thận cấp...

Đối với rắn lúc cắn, nạn nhân có thể bị sưng rất nhanh ở vết cắn, chảy máu. Từ đó sưng to, bầm tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, chèn ép cơ. Các biểu hiện toàn thân như chóng mặt, lo lắng, sốc, rối loạn đông máu, chảy máu nhiều, suy thận cấp.

Khi bị rắn độc cắn - Ảnh Internet

Rắn biển (đẻn) cắn: gây liệt cơ, tan máu, các triệu chứng liệt như các loại rắn hổ, cạp nong, cạp nia cắn.

3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn là bước quan trọng trong quá trình đợi vận chuyển đến bệnh viện, nạn nhân hoặc người khác hoàn toàn có thể sơ cứu được. Nhiều nạn nhân khi mới bị rắn cắn thường chưa có biểu hiện có thể tiến hành sơ cứu cho chính mình.

- Bước đầu tiên khi sơ cứu rắn độc cắn, bạn cần động viên nạn nhân yên tâm, không nên lo lắng quá. Không để nạn nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp vì vận động làm tăng tốc độ lan tỏa của nọc độc.

- Tiến hành băng ép bất động nếu do một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển, hổ mang thường) cắn để làm chậm triệu chứng liệt.

Vết cắn do rắn độc cắn - Ảnh Internet

Đối với người bị rắn lục cắn, không nên băng ép bất động vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ. Lúc này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nặng, bất tỉnh, cần khai thông đường hô hấp, hút đờm dãi, hô hấp nhân tạo....

Ngoài ra, trong quá trình sơ cứu khi bị rắn độc cắn, cần tránh mọi việc làm can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng sự hấp thu nọc độc và dễ chảy máu.

- Sau khi đánh giá tình hình nạn nhân, cần dùng băng rộng khoảng 10 cm, dài khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo.

Hướng dẫn sơ cứu khi bị rắn độc cắn - Ảnh Internet

- Không nên cố cởi quần áo nạn nhân, nên băng chặt vừa phải, vẫn còn sờ thấy mạch đập

- Sơ cứu khi bị rắn độc cắn không nên dùng ga rô, trích hay rạch, đặc biệt không nên hút nọc độc, đắp các loại thuốc lên vết cắn, không nên chườm lạnh...

- Điều trị tại cơ sở y tế : cần khám nhanh và hồi sức tích cực, chú ý hồi sức tim mạch và tuần hoàn, làm các xét nghiệm cần thiết. Dùng huyết thanh kháng nọc để trung hòa nọc độc càng sớm càng tốt.

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn tốt nhất là cần nâng cao vị trí vết cắn để giảm thiểu việc nọc độc di chuyển nhanh lên tim, chống hiện tượng tái hấp thu dịch. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn, giải độc tố uốn ván.

Đối với người bị hoại tử vết cắn, phải cắt lọc hoàn toàn, ghép da hở, dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng.

Thời tiết tại nước ta ẩm ướt, nhất là tại các vùng đồng bằng, vùng núi cao, nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt rất dễ xảy ra hiện tượng côn trùng vào nhà. Khi thời tiết mưa bão, cần đóng kín cửa, bịt các lỗ thông cửa nhằm tránh côn trùng và rắn vào nhà. Trong nhà có thể trồng thêm các bụi sả, cây sắn dây, cây lưỡi hổ, đây là những loại cây gây khó chịu với loại rắn. Ngoài ra, nên nuôi chó mèo để giúp phát hiện những sinh vật bất thường. Dọn dẹp nhà thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho các ổ rắn làm tổ hoặc đẻ trứng trong nhà.

                                                                                                                                                     Anh Dũng 

 

Hỗ trợ khách hàng
Chi nhánh TP.HCM
Gọi đường dây nóng
1800 1554

028.39118076

028.39118077
 
 
Chọn lại khu vực cần xử lý
Đang online : 1952
Lượt truy cập: 5368022